Thử thách của chuỗi cung ứng toàn cầu: chi phí, lợi nhuận và cá nhân hóa

07/11/2014 09:38

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Khi công ty nghiên cứu thị trường PWC đưa ra nghiên cứu về cung ứng toàn cầu năm 2013, mối quan tâm từ hơn 500 giám đốc điều hành được khảo sát đều như dự đoán của họ: lợi nhuận, quản lý chi phí và sự hài lòng của khách hàng. Mối quan tâm thứ tư lại cho thấy sự thay đổi trong tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Tính linh hoạt là nhân tố mà PWC đang lo lắng.

Thử thách của chuỗi cung ứng toàn cầu: chi phí, lợi nhuận và cá nhân hóa

Khi công ty nghiên cứu thị trường PWC đưa ra nghiên cứu về cung ứng toàn cầu năm 2013, mối quan tâm từ hơn 500 giám đốc điều hành được khảo sát đều như dự đoán của họ: lợi nhuận, quản lý chi phí và sự hài lòng của khách hàng. Mối quan tâm thứ tư lại cho thấy sự thay đổi trong tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Tính linh hoạt là nhân tố mà PWC đang lo lắng.

Lý do của sự thay đổi đó bắt nguồn từ tầm nhìn của các công ty và sử dụng chuỗi cung ứng của họ để cạnh tranh và giành thị phần. Những công ty toàn cầu đang quản lý nhiều chuỗi cung ứng một lúc, và họ đang trông chờ vào các hoạt động này không những cung cấp hàng hoá đúng thời gian mà con phải thích ứng và đáp ứng với kì vọng của khách hàng cũng như nhà cung cấp về giá cả. Để đạt được điều đó, nhà điều hành chuỗi cung ứng cần khả năng cá nhân hoá dịch vụ của họ cho nhiều loại khách hàng khác nhau.

Trong số những thách thức chuỗi cung ứng ngày nay phải đối mặt, có rất nhiều liên kết dẫn trực tiếp đến vấn đề lưu hành tiền tệ. Biến động thị trường, co thắt kinh tế và chu kỳ phục hồi kém ảnh hưởng đến cách các công ty quản lý phân phối, sản xuất, báo giá và phân loại nguồn nguyên liệu. Bước thị trường mới sẽ dễ gặp phải vấn đề về thuế, báo giá và nội địa hóa phức tạp. Với quá nhiều chức năng quan trọng cần được giải quyết, các doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa chuỗi cung ứng chỉ đơn giản để duy trì sức cạnh tranh của họ.

Toàn cầu hoá và viễn cảnh thay đổi chuỗi cung ứng

Không may, nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay vẫn đang cố gắng sử dụng những phương pháp và công nghệ lỗi thời để vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu. Các hệ thống hiện tại hầu như không thể đáp ứng được những nhu cầu hiện đại được đề ra. Lấy ví dụ, nếu một công ty muốn tái định tuyến một lô hàng trong nước; nếu họ không có tầm nhìn đủ rộng để đánh giá vấn đề đúng đắn thì có thể một quyết định đơn giản (ví dụ như đưa lô hàng ấy sang một bến cảng khác) có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cung ứng, khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn và giảm tính hiệu quả của công việc. Bộ phận chuyển vận của công ty cần phải có khả năng tính toán nhanh chóng các chi phí dịch vụ và đảm bảo độ chính xác cho từng quyết định.

(Vietnam Logistics Review) Khả năng giám sát đặc biệt trở nên quan trọng hơn trong khoảng thời gian khi hầu hết các sản phẩm trở nên phổ biến. Đã qua đi rồi thời điểm để chiến lược về giá cả, mẫu mã và thương hiệu nhằm cạnh tranh với các đối thủ. Ngày nay, điểm tạo nên sự khác biệt giữa các dòng sản phẩm trong thị trường thế giới là sự sáng tạo đổi mới trong sản phẩm; điều này đòi hỏi nhiều thứ hơn trong khâu cung ứng. Khi giá cả thị trường tăng cao khiến lợi tức thu được giảm, các doanh nghiệp phải thiết kế lại các dòng sản phẩm, nâng cấp chuỗi cung ứng, chất lượng dịch vụ, cải tiến giá trị sản phẩm để làm hài lòng khách hàng, thay vì khi trước họ đã có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Dần dần, các trưởng nhóm chuyển vận vừa phải chịu trách nhiệm vận chuyển các dòng sản phẩm mới, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất và vận chuyển những đơn đặt hàng mới.

Với việc tối ưu hoá chuỗi cung ứng toàn cầu, một doanh nghiệp có thể giải quyết được nhiều vấn đề, theo PWC cho biết. Một hệ thống như vậy sẽ mang lại:

  1. Giảm được chi phí: Các công ty có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống thông tin liên quan đến những nhà cung cấp của họ, như vậy các công ty sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định thu mua. Những nhà cung cấp sản phẩm trực tuyến cũng như hệ thống cộng đồng mua bán trên mạg cũng là một trong những cách tiếp cận thị trường hiệu quả, nhằm giảm chi phí tìm đối tác cung cấp và chi phí mua bán.
  2. Gia tăng tính cụ thể. Một nhà doanh nghiệp quốc tế luôn cần một điểm cung cấp thông tin cụ thể về các nhà cung cấp của họ cũng như thông tin về cộng đồng người tiêu dùng. Với một cá nhìn chung trên tầm vóc quốc tế, những thông tin rõ ràng về nhà cung cấp sẽ giúp cho những người điều hành chuỗi cung ứng quốc tế có thể xác định được các nhà cung cấp đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới.
  3. Giảm rủi ro. Tối ưu hoá chuỗi cung ứng giúp các công ty có thể đánh giá được chất lượng của nhà cung cấp một cách nhanh chóng, nhằm đáp ứng được vấn đề tài chính, pháp luật, vấn đề an toàn, chất lượng và quy định môi trường cùng những vấn đề khác. Những quy định trên có thể sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng tiêu chuẩn của khu vực cũng như người tiêu dùng. Và vì thế để quản lý được rủi ro, các công ty cần phải linh hoạt hơn tuỳ từng trường hợp.
  4. Hỗ trợ những dòng sản phẩm kế thừa: Vận hành chuỗi cung ứng quốc tế hiện nay đòi hỏi các công ty cần có đối tác quảng cáo cũng như những nhà cung cấp uy tín để có thể hỗ trợ những sản phẩm hiện tại đồng thời nhanh chóng thích ứng với những dịch vụ mới. Đội ngũ hỗ trợ cần phải nắm rõ vấn đề thuế, hoá đơn và những vấn đề quan trọng khác. Quan trọng hơn là nó cần phải nắm rõ nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau để có thể đưa công ty tiếp cận thị trường quốc tế.

Giải quyết những thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Khi các công ty tìm cách phát triển và mở rộng hoạt động tại những thị trường tiềm năng mới, họ có thể gặp phải khó khăn về khả năng đáp ứng từ chuỗi cung ứng của họ trước sự cạnh tranh toàn cầu. Nhiều công ty sẽ phải nhận ra rằng để hỗ trợ một số mục tiêu kinh doanh hiện tại và tương lai, họ sẽ phải xem xét lại quy trình quản lý của họ để linh hoạt hơn trong hoạt động thực tiễn.

Đăng Khoa theo inboundlogistics.com


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Thử thách của chuỗi cung ứng toàn cầu: chi phí, lợi nhuận và cá nhân hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO