Hoa hải đường nên thơ ở Cố cung vào mùa xuân
Du lịch - Ngày đăng : 12:32, 09/02/2023
Tới cố cung những ngày mùa xuân, du khách ngỡ ngàng như bước vào chốn thần tiên, khi những bông hải đường nở rực rỡ, bung cánh lãng mạn khắp lối đi và nhuộm lên sức sống trên những bức tường cổ kính.
Cố cung hay Tử Cấm Thành (Trung Quốc) toạ lạc ngay thủ đô Bắc Kinh, bên cạnh quảng trường Thiên An Môn, đây là một công trình nổi tiếng, mang vẻ đẹp trường tồn với thời gian, trải qua nhiều đời trị vì của các hoàng đế. Tử Cấm Thành là một trong những tài sản vô giá đối với người dân Trung Hoa và trở thành địa điểm thu hút khách du lịch khắp nơi đến tham quan và khám phá.
Hải Đường là cách gọi dân dã quen thuộc của loài thực vật thuộc chi Hải Đường hay còn gọi là chi Táo Tây (Malus) và một số loài thực vật thuộc chi Mộc Qua (Chaenomeles).
Tuy nhiên, loài hoa Hải Đường với tên khoa học:Malus spectabilis và Mộc Qua với tên khoa học:Chaenomeles sinensis đều là các giống cây thuộc khoa Tường Vi bụi hoặc cây trung bình. Các giống cây này được trồng phổ biến ở Trung Quốc. Hoa có hồng phấn, màu trắng ngà có loại đơn cánh và đa cánh.
Hoa Hải Đường hiện nay chủ yếu được trồng xanh hóa đô thị ( dù có nhiều loại cho trái ăn được). Trong đó có nhiều chủng loại cực kỳ nổi tiếng như Tây Phủ Hải Đường, Thùy Ti Hải Đường, Thiếp Ngạch Hải Đường và Mộc Qua Hải Đường- gọi chung là Hải Đường Tứ Phẩm. Tuy vậy, Hải Đường là loài cây có nhiều tác dụng, hạt ép dầu, hoa ngắm cảnh, gỗ làm gia cụ, trái cây có thể chế biến thành mứt ăn được và có giá trị thực phẩm- dược phẩm rất cao.
Hoa Hải Đường trong văn hoá Trung Quốc mang phong thái tự do, là danh hoa mà kẻ sang người hèn đều cùng hưởng được. Hải Đường được tôn xưng là “Hoa trung thần tiên”, “Hoa quý phi”, “Hoa tôn quý”, còn được tôn xưng là "Quốc Diễm.
Trong vườn hoa hoàng tộc, nó được trồng chung với hoa Ngọc Lan, Mẫu Đơn, hoa Quế tạo thành nhóm hoa tượng trưng cho "Ngọc đường phú quý" ( âm đọc tên hoa trùng với những từ có nghĩa cát tường). Trong văn thơ và hội họa - kiến trúc cũng có nhiều miêu tả, Hải Đường thường được tượng trung cho vẻ đẹp diễm lệ nhưng cao nhã không thô tục.