Ngành dừa Việt Nam với cơ hội phát triển

Nông nghiệp - Ngày đăng : 15:42, 02/03/2023

Đến nay, đã có hơn 90 doanh nghiệp tự xuất khẩu sản phẩm từ dừa ra thị trường thế giới, trong đó có 40 doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu riêng góp phần nâng uy tín cho ngành dừa Việt Nam.

Lợi thế và sản phẩm chủ lực của ngành dừa

Những lợi thế mà Trung Ương đã tạo điều kiện cho ngành dừa như: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu quốc gia cho ngành thực phẩm từ dừa. Là một trong 09 nhóm ngành đầu tiên của quốc gia được Chính phủ đặt nhiều mục tiêu cho việc thúc đẩy phát triển; Chính phủ tin tưởng trao trọng trách cho Hiệp hội dừa Việt Nam đại diện ngành dừa Việt Nam tại Cộng đồng dừa Thế giới – ICC.
Đưa cây dừa vào đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. (Quyết định số: 5227/QĐ-BNN-TT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Sự hỗ trợ từ dự án Biotrade bằng nguồn quỹ của Cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tài trợ thông qua Trung tâm kinh tế nông thôn – CRED đã hỗ trợ kinh phí, tư vấn doanh nghiệp ngành đầu tư vùng nguyên liệu hữu tiến đến thế hệ sản phẩm có kiểm soát ổn định.

Đến nay, đã có hơn 90 doanh nghiệp tự xuất khẩu sản phẩm từ dừa ra thị trường thế giới, trong đó có 40 doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu riêng góp phần nâng uy tín cho ngành dừa Việt Nam đứng thứ 4 tại Châu Á về năng lực sản xuất, xuất khẩu và năng lực cạnh tranh. Đó là sự đổi mới, sáng tạo và thay đổi tư duy để mạnh dạn đầu tư bức phá của cộng đồng doanh nghiệp ngành dừa Việt Nam.

ha-mot-phan-cua-day-chuyen-san-xuat-nuoc-dua-cua-betrimex-vlr.png
Một công đoạn trong dây chuyền sản xuất nước dừa của Betrimex

Các sản phẩm chủ lực được doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ, xây dựng thương hiệu như: Các doanh nghiệp xuất khẩu đã đầu tư những vùng nguyên liệu riêng đạt các tiêu chuẩn quốc tế về nguyên liệu, nâng sức cạnh tranh trong minh bạch sản phẩm: Kẹo dừa từ cách làm truyền thống để phục vụ các đoàn tham quan du lịch, nay đã được doanh nghiệp đầu tư dây chuyền tự động khép kín.
Công nghệ sản xuất dầu dừa đã được đầu tư để cho ra các dòng sản phẩm tinh dầu dừa, phục vụ cho thị trường cao cấp; Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ truyền thống đã được đầu tư bằng máy tự động; Gỗ dừa được khai thác, xuất khẩu và trở thành nhóm sản phẩm đắt đỏ; Và nhiều dự án đang được nghiên cứu đầu tư khác.

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp

ha-le-ky-ket-hop-tac-giua-hiep-hoi-dua-va-uob-vlr.png
Lễ ký kết bản ghi nhớ giữa VCA và UOB ( Ngân hàng United Overseas Bank Việt Nam) vào ngày 25/02/2023. Việc ký kết này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngành dừa tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh và các dịch vụ từ UOB.

Hiệp hội dừa Việt Nam đã tổ chức chương trình “Xúc tiến thương mại ngành dừa và các ngành liên quan đến dừa” lần thứ 1 với “Chuyên đề: Hợp tác phát triển”. Trong kế hoạch hành động 2023, Hiệp hội dừa Việt Nam đề ra mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp ngành dừa và ngành liên quan đến dừa, đẩy mạnh các hoạt động giao thương kích cung kích cầu cho thị trường, thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, kết nối, giao thương, đưa thương hiệu của mình truyền thông rộng rãi.

Anh Tuấn