Vũ điệu Hồng Hạc, những điều chưa biết

Văn hóa - Ngày đăng : 19:36, 15/03/2023

Giống như con người, chim Hồng hạc có tính xã hội cao, cẩn thận chọn bạn chơi và có né tránh một số cá thể nhất định. Hành động này nhằm mục đích ngăn chặn những cuộc "cãi vã", giảm căng thẳng...

Chim Hồng hạc (Flamingo) là loài chim nước. Chúng thường sống ở các hồ lớn, nông hoặc các đầm phá ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; trong khu vực đất liền hoặc gần đại dương. 

Hồng hạc ở châu Phi dựa vào cuộc sống tấp nập của các hồ nước ngọt. Nhưng nhiều hồ nước mà chúng phụ thuộc là phù du, dễ bị khô gần như hoàn toàn.

Nhưng trên bờ biển khô cằn của Namibia, những con hồng hạc lớn xuất hiện báo hiệu khi nào trời mưa là do khu vực Etosha Pan thường khô nằm cách đó 500km. Có thể là những con chim rất nhạy cảm với những giọt cực nhỏ trong áp suất khí quyển báo hiệu cơn mưa sắp tới.

Hồng hạc là loài chim ít di cư, trừ trường hợp có thay đổi về khí hậu hoặc mực nước trong khu vực sinh sản, chúng sẽ di dời. Thời gian chim Hồng hạc đạt đến độ trưởng thành và đủ khả năng sinh sản là 6 năm. Trước khi gây giống, chim Hồng hạc thường thực hiện các nghi lễ đồng bộ.

Mỗi lần sinh, Hồng hạc cái thường đẻ một trứng, rất ít khi có hai trứng. Thời gian ấp kéo dài từ 27 đến 31 ngày, cả con đực và cái đều thay phiên nhau ấp trứng.

Hồng hạc được các nhà phong thủy xem là biểu tượng của quyền quý và trường thọ. Xa xưa, người ta còn xem đây là loài "chim tiên" do tuổi thọ của chúng rất dài. Người ta còn dùng hình ảnh của chim hồng hạc để chúc phúc cho nhau có cuộc sống hạnh phúc.

Theo đó, Hồng hạc đại diện cho Ngũ Hành Hỏa, tập trung khí dương; tạo nên sự bền bỉ cùng với sức sống dẻo dai. Hình ảnh chim sải cánh trên trời còn thể hiện cho sự hoài bão, khát vọng và sự quyết tâm trong cuộc sống.

1(1).jpg
Chim Hồng hạc là loài sống thành đàn có số lượng từ vài chục đến hàng ngàn con, tạo thành một xã hội chim thu nhỏ. Những đàn trung bình thường có 71 con
7(1).jpg
Chúng bay cùng nhau trong một đàn lớn và tận dụng sức đẩy của gió.
6(1).jpg
Màu lông hồng của Hồng hạc là do chế độ ăn uống giàu chất carotenoid có trong tảo và động vật giáp xác. Màu sắc lông của chúng thay đổi từ hồng nhạt đến đỏ thẫm tùy theo chế độ ăn uống.
4(1).jpg
Hồng hạc biểu tượng của thủy chung. Chúng sống cùng nhau, bay cùng nhau, đứng cạnh nhau và chết cũng cùng nhau.
8(1).jpg
Đời sống văn hóa, tình cảm của những cặp đôi chim Hồng hạc được cho là hiếm có trong thế giới tự nhiên, thậm chí chúng có quy tắc như con người trong việc chọn bạn đời.
5(1).jpg
Chân của hồng hạc dài hơn cơ thể của chúng, giữa các ngón chân có lớp màng mỏng.
11.jpg
Hồng hạc có cổ dài với khoảng 19 đốt sống. Hồng hạc trưởng thành có mắt màu vàng trong khi những con non có mắt xám.Tất cả các loài chim hồng hạc đều có phần lông bay màu đen.
Loài chim này cũng sở hữu những đặc điểm khiến giới khoa học kỳ công giải thích. Ví dụ như chuyện chim hồng hạc thích đứng một chân, hay tồn tại cặp "một vợ một chồng" chung thủy suốt đời ...

Phóng sự ảnh của NAG Minh Hải