TS. Thế Hùng nâng niu và mải miết dấn thân cho cái đẹp

Văn hóa - Ngày đăng : 13:53, 22/03/2023

Thế Hùng vẫn dẻo dai, rong ruổi cùng xế hộp của mình, cần mẫn, nhiệt tình đến với những nơi cần lắng nghe về cái đẹp. Suy cho cùng, tất cả các lĩnh vực văn học, nghệ thuật mà ông dâng hiến đều vì cái đẹp.

Đến nhà nhạc sỹ, nhà văn Thế Hùng, tôi như lạc vào một không gian văn hóa. Ông vừa đi giảng bài tại Học viện MTL, chân ướt chân ráo nhưng sáng nay đã về Ninh Bình. Ông cứ mải miết như thế. Nhiều nhà báo chứng kiến hành trình “không mỏi” của ông đã tôn vinh Thế Hùng là “Người nghệ sỹ cả đời đi tìm cái đẹp”.

Học viện MTL chính là Công ty Cổ phần quốc tế Moon To Light, đơn vị chuyên tổ chức đào tạo, xây dựng thương hiệu và truyền thông sự kiện. Đây là doanh nghiệp có “sứ mệnh” giáo dục, gắn kết, lan tỏa chuỗi giá trị, nhân lên giá trị tốt đẹp cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Điều này, tôi thực sự thích thú, bởi bản thân là Đại diện của Tạp chí Vietnam Logistics Review tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tiếc là vì chương trình khác, nên tôi đã không có mặt tại Hải Phòng, theo lời mời của ông.

the-hung.jpg
Nhà thơ, TS. Thế Hùng (trái) tặng tác giả bài báo "Tuyển tập Thế Hùng"

Kỷ lục gia” – Tiến sỹ Mỹ học Thế Hùng là người của “nhiều nhà”. Ông chính danh các dan phận trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trước hết, Thế Hùng là nhà thơ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã là “chủ nhân” của 6 tập thơ. Hàng chục bài thơ của ông đã được các nhạc sỹ tên tuổi như Phan Huỳnh Điểu, Văn Ký, Thuận Yến, Huy Du, Chu Minh, Huy Thục, Văn Dung...phổ thành 26 ca khúc.

Thế hệ nhạc sỹ này, giờ chỉ còn đại tá Huy Thục, đa phần đã trở thành người “muôn năm cũ”. Họ có “thứ hạng” trong “ngôi đền âm nhạc”, tất cả đều đã được Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về âm nhạc. Nói thế để khẳng định một điều: thơ được các nhạc sỹ “cây đa, cây đề” phổ nhạc là tác giả và thơ không phải “dạng vừa”. Là hội viên, chuyên ngành thơ, nhưng văn đàn còn biết đến Thế Hùng với tư cách là nhà lý luận phê bình văn học.

Thế Hùng là Hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam, “chủ nhân” của 150 ca khúc, từng tổ chức 4 đêm nhạc ở Hà Nội và Ninh Bình – quê gốc. Nhiều ca khúc của ông như “Lời ru của biển”, “Quan họ mùa xuân”, “Tình khúc mùa hè”, “Bản Tango mùa thu” được nhiều ca sỹ có tên tuổi biểu diễn. Học trò của ông, đều không phải “dạng vừa đâu”; đó là các nhạc sỹ Đỗ Bảo, Hồ Hoài Anh, các ca sỹ Anh Thơ, Trọng Tấn, Lan Anh, Lê Anh Dũng, Khánh Linh, Quang Hào...

Thế Hùng là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, “chủ nhân” của hơn hằng trăm bức tranh trên các chất liệu lụa, sơn dầu, Acrylic, sơn mài... Tranh của ông có ba mảng đề tài: tĩnh vật, phong cảnh và trừu tượng; và đều được bán với giá rất cao. Nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước "săn lùng" các tác phẩm của ông.

Là tiến sỹ chuyên ngành Mỹ học, tất nhiên họa sỹ Thế Hùng là người thầy, giảng viên bậc 9/9 của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã từng giảng dạy tại 10 trường Đại học, thuyết trình 12 chuyên đề với hơn 1.500 buổi đào tạ nhân lực mỹ học khắp cả nước. “Về mỹ học, tôi đã xuất bản 12 đầu sách, 8 đĩa DVD. Các bạn trẻ bây giờ hay nói về chuyển đổi số, thực ra anh đã dạy trực tuyến từ lâu”, nhà giáo Thế Hùng chia sẻ.
Thế Hùng còn là nhà báo. Ông tốt nghiệp ba trường Đại học danh giá: Mỹ thuật công nghiệp, Học viện Báo chí, Khoa học xã hội và nhân văn; từng 10 năm làm phóng viên báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam).

z4181900612680_18789f478965748a01b2cea38954ec12.jpg
TS. Thế Hùng trong một buổi bảo vệ luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh. Ảnh: Tư liệu NVCC

Năm 2021, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Bằng xác lập Kỷ lục cho Nghệ sĩ, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng - "Người đã có những đóng góp quan trọng và tạo nhiều dấu ấn đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và sáng tạo văn hóa, nghệ thuật tại Việt Nam". Trong lĩnh vực đào tạo, Thế Hùng xứng đáng là “người thầy” của cái đẹp.

Ông đã có kinh nghiệm giảng dạy tại hơn 11 trường đại học và học viện nổi tiếng trên cả nước. Tôi được biết, Thế Hùng đã có hơn 1.500 buổi diễn thuyết trước công chúng. Tiếp xúc với Thế Hùng, tôi nhận ra, ông tỏa ra từ cốt cách tình thần của văn hóa.

Thế Hùng nhảy Valse, Tango, Samba...điệu nghệ. “Tôi học từ 40 năm trước. Nói dung rất mê khiêu vũ”, ông cho biết.. Ông nhiều tài lẻ, còn là một ảo thuật gia. Chính nhờ nhiều tài lẻ, mà đi đến đâu; ngoài nội dung giảng dạy, Thế Hùng còn mang đến cho các học viên bầu không khí học tập vui vẻ, hấp dẫn, hài hước dí dỏm.

336860756_1162368817786656_3385252548171850999_n.jpg
Thầy giáo mỹ học, TS.Thế Hùng thuyết giảng tại Học viện MTL (Hải Phòng), tháng 3/2023.

Những kiến kiến thức thầy trao tặng lại vô cùng sâu sắc và thực tiễn. Những vị khách mời cũng như các học viên có mặt tại chương trình không phân biệt tuổi tác, ko phân biệt trình độ, địa vị xã hội họ đều có tâm thái lắng nghe, học tập và mong muốn thay đổi”, Vũ Kim Thu một học viên công tác ở Học viện MTL chia sẻ.

Buổi chia sẻ “Bí quyết giữ lửa gia đình và tuyệt chiêu nuôi dưỡng tình yêu” của Tiến sỹ mỹ học Thế Hùng do Học viện MTL tổ chức đã thành công mỹ mãn. Em cảm thấy vô cùng may mắn, hạnh phúc và biết ơn vì được gặp gỡ và lắng nghe thầy chỉ dạy, truyền thụ kiến thức”, Tracy Minh Hạnh viết trên trang cá nhân.

Minh Hạnh cho biết, cực kỳ ấn tượng bởi trí tuệ uyên bác, đa tài, chất giọng đặc biệt của thầy Thế Hùng. Theo Minh Hạnh, những kiến thức mà TS.Thế Hùng giảng rất thực tiễn gắn liền với cuộc sống.

ky-luc1.jpg
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Bằng xác lập kỷ lục cho Nghệ sĩ, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng, tháng 11/2021. (Ảnh: Báo Văn hóa)

Thế Hùng sinh ra ở Ninh Bình, nhưng 7 tuổi đã theo cha ra Hà Nội. Không phải “gốc Hà Nội” nhưng ở ông toát lên “tinh thần” Tràng An. Là bạn vong niên với Thế Hùng, nhà sử học Dương Trung Quốc nói về bạn với tất cả tự hào: “Nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nhạc, nhà họa, nhà phê bình nghệ thuật, nhà hùng biện, lại còn là Tiến sĩ Mỹ học nữa mà nhà nào cũng khá, việc nào cũng giỏi. Ở Thế Hùng luôn hội tụ lòng đam mê và tâm huyết với bất cứ công việc gì mà mình yêu thích”.

Ở tuổi ngoài 70, nhưng Thế Hùng vẫn dẻo dai, rong ruổi cùng xế hộp của mình, cần mẫn, nhiệt tình đến với những nơi cần lắng nghe về cái đẹp. Suy cho cùng, tất cả các lĩnh vực văn học, nghệ thuật mà ông dâng hiến, đều có mục tiêu phồn sinh, lan tỏa giá trị thuộc phạm trù mỹ học.

Ngô Đức Hành