Blockchain công nghệ cần để liên kết chuỗi cung ứng
Công nghệ - Ngày đăng : 16:24, 22/03/2023
Chuỗi cung ứng thường sử dụng các giải pháp dựa theo thiết kế của Blockchain vì các liên kết ngày càng phức tạp hơn ở thời điểm hiện tại. Điều này đã tạo ra những thử thách xung quanh thông tin liên lạc và khả năng theo dõi đầu cuối, khiến các quy trình trở nên kém hiệu quả – trong khi mọi người đều kỳ vọng về tính hiệu quả ngày càng cao hơn trên toàn chuỗi.
Tại đây, công nghệ Blockchain đang chiếm ưu thế như một giải pháp giúp các tổ chức đáp ứng được những thách thức mới về liên kết trong chuỗi cung ứng. Nhưng chính xác thì Blockchain là gì? Về cốt lõi, công nghệ này là một cơ sở dữ liệu dùng chung. Bản thân thuật ngữ này muốn đề cập đến một bản ghi dữ liệu an toàn và phi tập trung không thể thay đổi được, được tạo ra trên một mạng lưới ngang hàng (peer-to-peer).
Blockchain có tiềm năng "khổng lồ" trong lĩnh vực hậu cần
Một số chuyên gia đã thấy được tiềm năng khổng lồ từ công
nghệ Blockchain có thể được áp dụng trên toàn bộ nguồn cung,
đặc biệt trong các chức năng của ngành hậu cần. Nhưng sự thật
thì công nghệ này không thể trở thành thuốc chữa bách bệnh
cho tất cả vấn đề. Công nghệ này có thể cho phép chia sẻ dữ
liệu qua các mạng kỹ thuật số một cách an toàn, hiệu quả và cả
khả năng truy xuất nguồn gốc chính xác – và đây mới là điểm
mạnh nhất của nó.
Nhìn chung, việc sử dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng có thể là một giải pháp thay thế cho các cách làm việc hợp tác truyền thống, thường là việc thủ công và ngoại tuyến. Cách tiếp cận cũ này khiến việc chia sẻ thông tin khó khăn và dễ tạo lỗ hổng bảo mật hơn.
Blockchain được xem là một giải pháp có thể cải thiện chuỗi cung ứng trong các lĩnh vực sau:
Minh bạch – bằng cách cung cấp luồng thông tin
để hỗ trợ việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng, bao
gồm sản xuất và phân phối.
Tốc độ và hiệu quả – bằng cách giúp đưa đúng hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm, thông qua các quy trình thuế quan được số hóa và các phương thức khác để xác định nguồn gốc của từng lô hàng.
Khả năng truy xuất nguồn gốc – bằng cách cho phép tái tạo lại nguồn gốc và quá trình di chuyển của hàng hóa ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị, bao gồm cả quá trình kiểm tra và chứng nhận đơn hàng.
Sự phát triển của Blokchain trong chuỗi cung ứng ở giai đoạn sơ khai
Một báo cáo của PwC về Blockchain cho thấy rằng mặc dù công nghệ này đang thu hút sự quan tâm của mọi người, tuy nhiên vẫn chưa có sức hút lớn, với chỉ 5% công ty và 27% những người được gọi là “nhà đi đầu kỹ thuật số” đã triển khai các giải pháp Blockchain trong chuỗi cung ứng hoặc các lĩnh vực kinh doanh khác.
Lấy ví dụ điển hình, một công ty đang giúp thúc đẩy việc áp dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng là gã khổng lồ tư vấn Công nghệ thông tin Tech Mahindra – một phần của Tập đoàn Mahindra được thành lập vào năm 1945 và là một trong những liên đoàn công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới, với 260.000 nhân viên tại 100 quốc gia.
Tech Mahindra đáp ứng nhu cầu của khách hàng toàn cầu bằng cách tận dụng các công nghệ thế hệ tiếp theo – bao gồm 5G, Blockchain, an ninh mạng và AI – hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đầu cuối cho khách hàng trên toàn cầu.
Rajesh Dhuddu, Giám đốc Toàn cầu về Thực hành Blockchain & Metaverse tại Tech Mahindra, đã tham gia vào dự án blockchain gần đây với một nhà sản xuất ô tô đa quốc gia. Mục tiêu của dự án là giải quyết những thách thức trong việc mua sắm, đơn đặt hàng, giao hàng và các khoản phí phải trả đang gây ra tình trạng thiếu truy xuất nguồn gốc, dư thừa hàng tồn kho và thời gian chu kỳ xoay vòng không đáng tin cậy.
Giải pháp sổ cái kỹ thuật số phù hợp với chuỗi cung ứng
Sử dụng công nghệ Blockchain, Tech Mahindra đã
giúp khách hàng triển khai các giải pháp dựa trên
sổ cái phân tán giúp cắt giảm chi phí trong các
hoạt động vận hành và quản trị.
Ông Dhuddu cho biết giải pháp triển khai theo dõi thời gian thực đã giúp loại bỏ tất cả các hóa đơn trùng lặp và cải thiện hiệu quả hoạt động lên đến 30%.
Ông nói thêm về những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải: “Chuỗi cung ứng đầu vào để thu mua các bộ phận sản xuất của khách hàng có sự tham gia của nhiều bên liên quan từ nhiều khu vực khác nhau. Điều này đã gây ra việc thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc gây ra bởi một khối lượng lớn hóa đơn và tài liệu thực bên cạnh các quy trình truyền thống như thanh toán, phê duyệt thủ công, in và gửi”.
Ông cũng cho biết rằng khách hàng muốn có một mạng lưới chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối “có thể đảm bảo một hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn, cải thiện cả về hiệu quả của quy trình lẫn quan hệ với nhà cung cấp”.