Ngô đồng nở hoa ở cố đô Huế để nhắc lại tích xưa

Du lịch - Ngày đăng : 10:32, 11/04/2023

Hoàng thành Huế những ngày đầu tháng tư, khi những cơn mưa còn phủ bụi trắng trời, thì ngay tại cố đô Huế, vẻ ưu tư trầm mặc thường ngày được khoác thêm lớp áo hồng nhẹ nhàng, giàu sức sống.

Những cây ngô đồng hiếm hoi còn lại ở Hoàng Thành Huế đang nở hoa, không quá rực rỡ nhưng cái màu sắc tím hồng nhẹ nhàng làm ấm áp hơn vùng đất vốn trang nghiêm, rêu phủ.

1.jpeg

Có truyền thuyết kể về loài chim phượng hoàng khi xuất hiện chỉ đậu trên cây ngô đồng, khiến đất nước thái bình thịnh trị.

Theo truyền thuyết Trung Quốc, vua Phục Hy có lần thấy tinh hoa của năm vì sao rơi xuống cây ngô đòng và chim phượng hoàng liền đến đó đậu. Chim phượng hoàng vốn là chúa của các loài chim, do vậy cây ngô đồng đã hấp thụ được tinh hoa của trời đất, là loài gỗ linh nên có thể chế được đồ nhã nhạc.. Sau đó, nhà vua liền cho người đốn cây xuống để làm đàn. người thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí; bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm. Đàn lên, có thể làm hổ nghe nín kêu, vượn nghe nín hót… (theo truyện tích Bá Nha &Tử Kỳ). Ngô đồng vì truyền thuyết này mà thành loài cây vương giả.

2.jpeg

Ở Việt Nam, cây ngô đồng xuất hiện từ thời Hồng Bàng qua sự tích Sơn Tinh. Khi Nguyễn Tùng ở núi Tản Viên nuôi mẹ nuôi là bà Ma Thị. Một lần, Nguyễn Tùng lên núi chặt một cây đại thụ rồi trở về báo người lên đưa cây về, nhưng lên đến nơi thì cây vẫn xanh tốt y nguyên ở vị trí cũ như chưa hề bị đốn hạ. Thấy lạ, Tùng lại chặt cây một lần nữa rồi nấp vào chỗ kín quan stas. Nửa đêm, thấy một ông lão thân cao một trượng, râu tóc bạc phơ, áo trắng như tuyết , tay chống gậy trúc xanh biếc, đến gần cây đại thụ, chỉ gậy vào cây miệng nhẩm thần chú, bỗng thấy khí thiêng tụ về, không gian như chập chờn biến hóa, rồi cây đại thụ nằm sóng soài trên mặt đất bỗng dưng trở dậy liền lại với gốc như cũ.

3.jpeg

Nguyễn Tùng liền chạy ra khỏi chỗ nấp, đến ôm chặt lấy ông lão nói: “Cụ là ai? Ở đâu tới đây? Sao lại tiếc thương một cây cổ thụ mà chẳng thể tất cho kẻ lưu lạc cơ hàn này?”. Ông lão ôn tồn trả lời: “Ta chính là Sơn Tinh đại thần, vốn là Thái Bạch Thần Tinh Tử Vi thiên tướng, tức Thái Bạch Kim Tinh, vâng lệnh đức Ngọc đế xuống cai quản nước Nam. Cây đại thụ này là cây Ngô Đồng, cây gỗ đứng đầu trong các loại gỗ quý ở núi Tản trời Nam này, là nơi Phượng đậu cất cao tiếng gáy báo hiệu Thánh đế ra đời, đem lại buổi thái bình thịnh trị, sao có thể để ngươi chặt đi được”.

4.jpeg

Vì thế, cây ngô đồng với nước Nam cũng là loài cây quý, mang lại thái bình thịnh trị cho người dân.

Ở Trung Quốc, ngô đồng được sinh vào lúc mặt trời mọc nên lấy sinh khí áng sáng buổi sớm. Nó tượng trưng cho sự vinh quang tài năng đức độ của các bậc đế vương. Bởi vậy, các cung điện Trung Hoa thời xưa thường trồng ngô đồng như ngụ ý vị vua tài đức, lo cho muốn dân.

7.jpeg

Nhưng khác với Trung Quốc, cây ngô đồng vốn chọn mùa thu để rụng lá trổ hoa:

Ngô đồng nhất diệp lạc

Thiên hạ cộng tri thu

Nghĩa là:

Ngô đồng một chiếc lá rơi

Khắp nơi chung đón đất trời vào thu

6.jpeg

Còn ở Việt Nam, ngô đồng nở vào dịp cuối xuân đầu hè. Khi những chiếc lá rụng dần, là những chùm hoa nở rộ, khoe sắc

Thời vua Minh Mạng, loài cây này được trồng nhiều ở kinh thành Huế. Trong sách Đại nam nhất thống chí còn ghi lại: “Các tỉnh ven núi đều có. Đời Minh Mạng được đưa từ Quảng Đông đem về, trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được, đem trồng ở các góc điện”.

8.jpeg

Trong ca dao, dân ca loài cây này còn như là biểu tượng của tình yêu đôi lứa:

Lạy trời bướm nọ gặp hoa

Mấy chim loan phượng lại qua ngô đồng

Hoàng Mai