Khát vọng xuân 2021

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 08:00, 12/02/2021

(VLR) Đất nước đi qua một năm đầy thách thức. Dịch bệnh hoành hành, thiên tai lũ lụt. Nhưng khi đón chào năm mới 2021, người dân lại nô nức, tưng bừng, hướng đến một mùa xuân yên vui và đầm ấm.

Năm 2021, được cho là năm quan trọng bởi là năm đầu tiên của giai đoạn phát triển kinh tế 2021 - 2025

Năm 2021, được cho là năm quan trọng bởi là năm đầu tiên của giai đoạn phát triển kinh tế 2021 - 2025

Vượt qua thử thách

Khó khăn vì chịu tác động của dịch COVID-19, làm cho kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng từ các ngành mũi nhọn của quốc gia như du lịch, hàng không, xuất khẩu lao động, xuất khẩu hàng hóa,… nhưng năm 2020, Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế 2,91%. Đây là mức tăng thấp nhất trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, nhưng ghi nhận thành tích đáng nể của Việt Nam trong việc vượt qua thử thách, bởi Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế dương ở khu vực cũng như trên thế giới.

Trước hết, nói về công tác phòng chống dịch hiệu quả. Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày 23/01/2020, Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.

Khi đợt dịch thứ hai bùng phát, Việt Nam đã có kinh nghiệm thực hiện giãn cách xã hội và chỉ tiến hành cách ly, giãn cách xã hội ở phạm vi hẹp hơn, qua đó giảm thiểu tác động bất lợi đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhờ đó, Việt Nam vẫn duy trì được không ít không gian kinh tế cho doanh nghiệp và người dân, ngay cả trong những thời điểm khó khăn của năm 2020.

Theo đó là công tác chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là, Chính phủ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công bằng biện pháp quy trách nhiệm của người đứng đầu với các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền. Từ đó, những người đứng đầu dấn thân hơn, tự làm, tự chịu trách nhiệm cao hơn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công có sẵn và cải thiện hệ thống thông tin, tư vấn chuyên gia để hỗ trợ cho quyết định đầu tư một cách chuyên nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý, kịp thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Cụ thể là thúc đẩy hỗ trợ vốn, cải cách thủ tục hành chính, giảm thuế, hỗ trợ làm việc online,… Ngoài ra, Chính phủ đã không ngừng đàm phán, ký kết thêm những hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhằm tạo cơ hội hợp tác, xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh đại dịch để tạo cơ hội cho xuất khẩu của doanh nghiệp Việt. Các mô hình kinh tế mới cũng được nghiên cứu và cụ thể hóa thành chính sách, mà điển hình nhất là Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

Động lực bứt phá

Trong lần gần đây, tiếp xúc với các doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết, Việt Nam giờ là công xưởng lớn của thế giới, là điểm tựa của nhiều tập đoàn lớn, tập đoàn xuyên quốc gia, có chuỗi sản xuất trong khu vực và toàn cầu như Samsung, Toyota, Honda,… và hàng nghìn doanh nghiệp FDI khác, là bảo chứng cho chất lượng môi trường đầu tư và tăng trưởng của Việt Nam.

Sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam cũng cho thấy môi trường kinh doanh hoàn toàn có thể ươm mầm cho Việt Nam lớn mạnh tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh và là đối tác xứng tầm của các tập đoàn quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp giờ đây không còn chơi trên sân nhà nữa mà đã “ra biển lớn", dần khẳng định vị thế cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế.

Việt Nam là một trong ba nền kinh tế Đông Nam Á có khác biệt lớn về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

Việt Nam là một trong ba nền kinh tế Đông Nam Á có khác biệt lớn về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021

Năm 2021, được cho là năm quan trọng bởi là năm đầu tiên của giai đoạn phát triển kinh tế 2021 - 2025. Mặc dù vậy, năm 2021 được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới còn nhiều phức tạp, tác động tiêu cực có thể kéo dài.

Tuy vậy, Chính phủ có niềm tin vào một Việt Nam bứt phá trong giai đoạn tới. Đó là khi Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2021, nhưng Chính phủ cho rằng sẽ đạt đến 6,8%. Tại sao Chính phủ có được niềm tin như vậy? Bởi, Chính phủ đã có nhiều kinh nghiệm theo dõi sát các diễn biến liên quan như đại dịch COVID-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trên các lĩnh vực, chuyển biến công nghệ,... để có những cân nhắc, cập nhật kịch bản điều hành trong nước.

Mùa xuân tràn đầy năng lượng và khát vọng. Khát vọng chấn hưng đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là động lực phát triển, kết nối sức mạnh toàn dân tộc vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên những đỉnh cao mới.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin với cộng đồng doanh nghiệp để cùng chung tay vượt qua thách thức, cùng tiến tới phục hồi kinh tế đồng thời tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư; khơi thông trách nhiệm hiệu quả hơn nữa để tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công trong năm 2021, làm hình mẫu cho những năm tiếp theo của nhiệm kỳ.

Mặt khác, Chính phủ tăng cường hỗ trợ hợp lý cho cộng đồng doanh nghiệp để họ giữ được tinh thần hứng khởi đối với hoạt động kinh doanh; hoàn thiện những chính sách căn bản về hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối doanh nghiệp để thu hút FDI hiệu quả, tận dụng hiệu quả làn sóng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam.

Đặc biệt, Chính phủ thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh một cách mạnh mẽ. Theo Thủ tướng “Không để lãi suất phá hủy môi trường kinh doanh”. Thủ tướng cho rằng, để nắm bắt cơ hội từ thế giới cần nỗ lực ba bên, trong đó doanh nghiệp cần xóa bỏ tâm lý trông chờ vào Chính phủ, doanh nghiệp FDI cởi mở hơn trong chính sách cung ứng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị.

Việt Nam đã trở thành trung tâm có tầm quan trọng hơn trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến, chế tạo toàn cầu

Việt Nam đã trở thành trung tâm có tầm quan trọng hơn trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến, chế tạo toàn cầu

Có thể nhận thấy rằng, Việt Nam đã trở thành trung tâm có tầm quan trọng hơn trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến, chế tạo toàn cầu. Trong quý IV/2020, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng 6,3% so với cùng kỳ (riêng tháng 12, tăng 9,5% so với cùng kỳ), trong khi ngành sản xuất đạt tăng trưởng đáng kể ở mức 9% so với cùng kỳ. Điều này xác nhận cho sự phục hồi về mặt sản xuất đã quay trở lại mức trước khi có dịch COVID-19.

Thêm vào đó, việc ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA hay RCEP cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới.

Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện cải cách trong những năm qua, kể cả ở những thời điểm bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp khó. Đây sẽ là cơ sở để tin rằng động lực cho cải cách sẽ tiếp tục được duy trì, làm mới và đóng góp hiệu quả hơn vào kết quả kinh tế trong năm 2021. Do vậy, chúng ta có thể tin rằng, nền kinh tế vẫn tiếp tục giữ được sức bật và cơ hội để thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển kinh tế sẽ lớn hơn.

Truyền thông phương Tây và các chuyên gia quốc tế nhận định rằng, với các biện pháp quyết liệt ngăn ngừa dịch bệnh, chủ động đối phó với các thách thức và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam trong năm 2021 tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

Việt Nam đã trở thành trung tâm quan trọng trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến, chế tạo toàn cầu. Trong quý IV/2020, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng 6,3% so với cùng kỳ (riêng tháng 12, tăng 9,5% so với cùng kỳ), trong khi ngành sản xuất đạt tăng trưởng đáng kể ở mức 9% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy nền sản xuất đã phục hồi trở lại mức trước khi có dịch COVID-19.

Tổng Biên tập tờ The Republic, ông Jon Gabriel nói rằng: “Thế giới đã dũng cảm đối diện với một năm đầy khó khăn, cùng nhau vượt qua và trở nên mạnh mẽ từ những trải nghiệm đó. Việc năm 2021 có tốt hơn hay không, phụ thuộc vào quyết tâm và nỗ lực của toàn thể chúng ta”.

Tạp chí Nikkei của Nhật Bản trong những ngày cuối năm 2020 đã đưa ra nhận định đầy triển vọng về kinh tế Việt Nam, trong đó khẳng định, Việt Nam là một trong ba nền kinh tế Đông Nam Á có khác biệt lớn về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021, có thể trở về thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát. Tạp chí này dẫn lời chuyên gia kinh tế Yuta Tsukada thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản (JRI) cho rằng: “Xét tới lợi thế chi phí sản xuất thấp của Việt Nam, sẽ còn có thêm nhiều doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang, đặc biệt nếu thương chiến Mỹ - Trung còn tiếp diễn”.

Mùa xuân tràn đầy năng lượng và khát vọng. Khát vọng chấn hưng đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là động lực phát triển, kết nối sức mạnh toàn dân tộc vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên những đỉnh cao mới.

Duy Khanh