Rạn nứt quan hệ thương mại Mỹ - Trung, liệu có làn sóng rời xa Trung Quốc?
Toàn cảnh Kinh tế - Ngày đăng : 06:30, 28/04/2023
“Có nhiều khách hàng nói với chúng tôi rằng họ không muốn ‘bỏ tất cả trứng vào một giỏ’ ở Trung Quốc, vì vậy họ đang tìm kiếm các giải pháp thay thế,” ông Saade nói với tờ Financial Times của Anh Quốc.
“Phong trào này đã bắt đầu, nhưng chưa phải ở mức độ và quy mô lớn. Vấn đề sẽ tốn thêm thời gian. Có thể trong 5 hoặc 10 năm nữa, nếu Ấn Độ và các nước ở khu vực Đông Nam Á xây dựng hệ thống các bến cảng có đủ năng lực tiếp nhận các tàu lớn, thì khu vực này sẽ đóng một vai trò khác, lớn hơn”.
Dữ liệu từ TDS cho thấy các công ty Hoa Kỳ và châu Âu đã tăng cường thương mại với Việt Nam trong những năm gần đây, Hoa Kỳ ghi nhận lượng hàng hóa nhập khẩu tăng từ 10% lên 16% trong giai đoạn 2018-2021.
Nhưng thông tin dữ liệu tương tự cũng cho thấy không có sự dịch chuyển nào từ các quốc gia châu Phi, châu Á hoặc Nam Mỹ, đây là những quốc gia đã phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, với hơn 30% hàng nhập khẩu của họ đến từ Trung Quốc.
“Tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là quốc gia có nguồn gốc nhập khẩu hàng hóa khác nhau đáng kể giữa các nền kinh tế, chỉ có Hoa Kỳ và các nước châu Âu được xem là ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc” một báo cáo của TDS lưu ý.
Các báo cáo cũng cho biết, một số nhà kinh tế và nhà giao nhận đã có niềm tin về “sự phân mảnh chuỗi cung ứng”, và nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Coleman Nee cho biết thế giới đang được định hình lại thành “hai khối thương mại cạnh tranh” với hai cực dẫn đầu là Trung Quốc và phương Tây.
Tuy nhiên, các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng nhận thấy rằng, trong khi nhu cầu của Hoa Kỳ đang tăng lên, thì nhu cầu từ châu Âu vẫn không thay đổi, ở mức 3%. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu từ nước láng giềng phía nam Mexico từ 293,5 tỷ USD năm 2016 lên hơn 384 tỷ USD vào năm 2021, với một số công ty đổ tiền đầu tư vào các cơ sở hạ tầng kho bãi - logistics.
Người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược toàn cầu của Prologis, Chris Caton đã nói với tờ The Wall Street Journal rằng nhu cầu ở Mexico là “cao nhất từ trước đến nay và xu hướng tích cực này vẫn đang tiếp tục”. Đây là vấn đề cho thấy phương Tây đang rời xa Trung Quốc, đến độ một công ty giao nhận có trụ sở tại Hồng Kông còn mô tả đó là một 'sự thay đổi mô hình', đánh dấu "sự kết thúc của toàn cầu hóa" – tuy vẫn có những người tỏ ra đã thận trọng hơn trong việc dự đoán về sự tan rã của thương mại quốc tế như chúng tôi đã trình bày.
Nick Coverdale, một nhà giao nhận khác có trụ sở tại Hồng Kông, nói với The Loadstar : “Toàn cầu hóa kết thúc? Tôi không thấy điều đó, nhưng hai năm tới có vẻ như không tốt cho việc vận chuyển hàng hóa đường dài”.
Ngay cả các công ty - nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang dời chuyển các bộ phận trong chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc để quản lý rủi ro, và họ hướng tới Ấn Độ và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã được hưởng lợi từ sự thay đổi này. Bên cạnh đó còn có cả Mexico và một số nước châu Âu cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển, thay đổi này.