Cạnh tranh trong thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam
Toàn cảnh Kinh tế - Ngày đăng : 10:07, 19/05/2023
Xu hướng này là do yêu cầu tiêu dùng thương mại điện tử B2C đòi hỏi hình thức giao hàng nhanh, khối lượng nhỏ rất phù hợp với đặc điểm của dịch vụ chuyển phát nhanh. Tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới cũng làm lượng nhập khẩu bưu kiện quốc tế lớn lên và thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước.
Hiện nay, thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam có thể chia thành các nhóm doanh nghiệp với những lợi thế cạnh tranh tương đối mà họ đang nắm giữ sau.
Tiếp theo phải kể tới các tên tuổi chuyển phát nhanh nội địa lớn. Năm 2019, có 435 doanh nghiệp chuyển phát nhanh hoạt động thì có tới 95% là doanh nghiệp tư nhân, riêng 5 doanh nghiệp (chiếm 1%) có vốn nhà nước (Vietnam Post, Viettel Post, EMS, SPT, Nasco Express) nhưng nắm hơn 60% thị phần doanh thu dịch vụ chuyển phát nhanh. Với lợi thế về mạng lưới rộng khắp và lực lượng lao động dồi dào, họ nắm phần lớn thị phần nội địa và một phần thị phần quốc tế với mảng dịch vụ chuyển phát nhanh tài liệu, hàng hóa, bưu kiện có khối lượng nhỏ và mức giá khá cạnh tranh. Họ đặc biệt mạnh trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng ở khu vực nông thôn, nhưng tốc độ giao hàng ở thành phố thì chậm hơn so với các starup mới nổi. Khó khăn của họ là thiếu công nghệ và quy trình hiện đại, hạn chế về thích nghi xu thế tiêu dùng, vì vậy, các lợi thế nội địa về kinh nghiệm và am hiểu văn hóa bản địa đang bị đe dọa trước sự mở rộng của đối thủ nước ngoài.
Gần đây, thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam càng trở nên nóng bỏng với sự đổ bộ của các đối thủ ngoại khá mạnh như J&T Express, Best Express, Kerry Express... Mặc dù tới sau, nhưng họ nhanh chóng mở rộng thị trường bằng mô hình nhượng quyền, đầu tư gián tiếp, giảm giá vận chuyển dưới giá thành, thậm chí áp dụng cước phí vận chuyển 0 đồng để giành thị phần... họ đã áp đảo thị trường bằng thị phần và giá, buộc các doanh nghiệp nội địa như Vietnam Post, Viettel Post cũng phải giảm giá dịch vụ 10 - 15%. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số công ty tầm trung như Kerry Singapore và Sagawa (Nhật); các công ty chuyển phát nhanh của Hàn Quốc với lợi thế riêng có là tính chuyên tuyến châu Âu, Mỹ hoặc chuyên nghiệp ở một khu vực nhất định như Châu Á hoặc Đông Nam Á tạo ra các lợi thế cạnh tranh chuyên biệt rất khó bắt chước.
Nhóm các startup nội địa như GHTK, Nhất Tin Logistics, GHN (Fast Delivery)... không có thế mạnh về mạng lưới nhưng có lợi thế công nghệ và hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư, để phát triển nhanh họ sẵn sàng chịu lỗ vài năm để giành thị phần. Họ tập trung phát triển hệ thống kho bãi, đội xe giao hàng, xe tải và đặc biệt là triển khai mô hình các điểm đón hàng. Khách hàng có thể nhận hàng từ một địa điểm được chỉ định vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần chờ đợi. Tuy nhiên, do thiếu mạng lưới toàn quốc, các công ty này phải hợp tác với các công ty Nhất Tin Logistics truyền thống để thực hiện các đơn hàng liên thành phố hoặc khu vực nông thôn, làm cho giá các đơn hàng này cao hơn, giảm hiệu quả cạnh tranh về chi phí.
Cuối cùng là đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp chuyển phát tư nhân nhỏ cung cấp các dịch vụ đơn giản, linh hoạt với lợi thế về vị trí và thời gian trong các khoảng cách cung cấp hẹp. Nhóm doanh nghiệp này tương đối am hiểu về công nghệ, nhưng thiếu kinh nghiệm, nhân sự mỏng và thường thiếu vốn đầu tư. Họ thường lựa chọn phục vụ giao hàng tại các thành phố lớn và tìm mọi cách giảm giá để tăng doanh số.
Điều này làm gia tăng cuộc đua khốc liệt về giá, khiến cho ngành chuyển phát nhanh trở nên thiếu kiểm soát, chất lượng giảm sút và không đồng đều. Ngoài ra, cũng cần kể đến các đơn vị chuyển phát nhanh tự phát và nhà xe nhận chuyển phát đường dài. Họ luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu chuyển phát nhanh bất thường của khách hàng và chủ hàng ở mọi địa điểm và thời gian, đặc biệt là khu vực xa xôi, địa bàn cách nhỡ. Tuy nhiên giá các dịch vụ này thường cao và độ an toàn về hàng hóa, cũng như giao dịch đều thấp.
Đứng đầu là các tập đoàn chuyển phát nhanh quốc tế lớn, có lợi thế về tài chính, công nghệ, nguồn hàng, thương hiệu như DHL (Đức), TNT (Hà Lan), FedEx và UPS (Mỹ). Các tên tuổi này vào Việt Nam theo hình thức hợp tác với doanh nghiệp trong nước ngay từ những năm 1994. Nhờ tiềm lực mạnh, họ nhanh chóng chiếm lĩnh mảng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, một phần thị trường nội địa và định hình bản đồ thị trường vận chuyển Việt Nam.
Với kết quả là hơn 60% thị phần thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam thuộc về 20% công ty nước ngoài, chỉ hơn 30% thị phần thuộc về 80% các công ty nội địa, rõ ràng là các doanh nghiệp ngoại đang chiếm thế ưu thế. Tuy nhiên thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam vẫn còn tiếp tục phát triển do tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử chưa chững lại. Các cơ hội trên thị trường còn khá lớn, thị trường còn nhiều dư địa cho sự lớn mạnh và cạnh tranh của các đối thủ. Vậy các nhóm doanh nghiệp trên cần có những giải pháp gì để giữ vững và phát huy các lợi thế cạnh tranh hiện có?
Câu trả lời sẽ được trình bày vào số tiếp theo “Những giải pháp cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam”.