Hội nhập kinh tế quốc tế mở cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam

Toàn cảnh Kinh tế - Ngày đăng : 15:05, 17/08/2023

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Tấm gương cho các nước đang phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn, quan trọng và xuyên suốt trong công cuộc đổi mới toàn diện của Việt Nam. Những năm qua, Việt Nam đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995; là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM) vào năm 1998; trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998. Và đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.

3(1).jpeg

Đến nay, Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có thương mại quốc tế lớn hàng đầu thế giới và thực hiện khoảng 100 hiệp định thương mại song phương và đa phương, hơn 60 hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư.

Tính đến tháng 5/2023, Việt Nam định hình được mạng lưới gồm 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và 4 FTA đã và đang đàm phán, cùng các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu.

Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam; là cơ hội để Việt Nam kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong đó, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA được coi là “liều thuốc” tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch.

TS. Ngozi Okonjo-Iweala - Tổng Giám đốc WTO, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào trung tuần tháng 5 vừa rồi đã cho rằng, sự tăng trưởng, phát triển liên tục của Việt Nam trong hơn một thập kỷ rưỡi, kể từ khi trở thành thành viên WTO, nhất là trong giai đoạn nhiều biến động của thế giới là một kỳ tích, Bà cho rằng, Việt Nam luôn là một tấm gương cho các nước đang phát triển.

1(1).jpeg

Tăng cường các giải pháp logistics

Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Quyết định số 40/QĐ-TTg, ngày 7-1-2016) đã khẳng định, sẽ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư; gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền; nâng cao mức độ liên kết giữa các ngành hàng; triển khai các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước.

Theo số liệu thống kê, tính đến 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 8 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007 (371 tỷ USD năm 2022 so với 48 tỷ USD năm 2007); vốn FDI thực hiện đạt khoảng 22,4 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao trên thế giới, ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2020-2022, hiện đạt 431 tỷ USD.

Tại Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ 2022, trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, nhờ sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Logistics cũng là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14- 16 % mỗi năm, đóng góp vào GDP từ 4 đến 5%. Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Agility vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á.

6.jpeg

Đối với Khu vực châu Âu – châu Mỹ, đã được biết đến là khu vực thị trường quan trọng, là nơi có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ (lớn nhất), Liên minh châu Âu (lớn thứ 3) cùng nhiều đối tác quan trọng và tiềm năng khác. Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Âu – châu Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng gần 21%, đạt gần 212 tỷ USD. Bước sang năm 2022, mặc dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy thương mại thế giới.

TS. Ngozi Okonjo-Iweala - Tổng Giám đốc WTO, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào trung tuần tháng 5 vừa rồi đã cho rằng, sự tăng trưởng, phát triển liên tục của Việt Nam trong hơn một thập kỷ rưỡi, kể từ khi trở thành thành viên WTO, nhất là trong giai đoạn nhiều biến động của thế giới là một kỳ tích, Bà cho rằng, Việt Nam luôn là một tấm gương cho các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 11, kim ngạch thương mại tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt, ở mức 11,8%, đạt 212 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 171 tỷ USD tăng gần 16%, xuất siêu sang khu vực đạt hơn 128 tỷ USD.

Tuy vậy, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam khi trao đổi thương mại với thế giới nói chung vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến các vấn đề như cơ sở hạ tầng hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics như kho bãi, trung tâm logistics; quy trình thủ tục hải quan còn chồng chéo; doanh nghiệp logistics còn thiếu thông tin; thiếu liên kết, ứng dụng công nghệ lạc hậu... Đây là những hạn chế rất lớn khiến chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức rất cao, là gánh nặng cho doanh nghiệp.

2(1).jpeg

Bà Võ Thị Phương Lan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. Hồ Chí Minh (HLA) cho biết, hiện nay chi phí logistics trung bình của Việt Nam ở mức 16.8 – 17% giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế có những doanh nghiệp phải chi trả tới 20 – 25% cho chi phí này.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, năm 2023 vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và logistics Việt Nam khi phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của áp lực lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn dẫn đến việc suy giảm các đơn hàng xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU... Từ việc dịch bệnh Covid-19, xung đột địa chính trị tiếp tục có khả năng tác động tiêu cực lên dòng dịch chuyển thương mại, đầu tư toàn cầu, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, làm xáo trộn các tuyến vận tải container, đặc biệt là tại các tuyến vận tải đi khu vực châu Âu – châu Mỹ, cho tới nỗi lo mới của ngành vận tải toàn cầu là tình trạng dư thừa container hiện đang xảy ra tại rất nhiều cảng lớn trên thế giới.

2(1).jpeg

Để giảm thiểu các khó khăn, rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu và logistics Việt Nam, nhiều chuyên gia đầu ngành cho rằng, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định, thủ tục hải quan để chủ động trong việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, cũng như tận dụng mạng lưới kết nối đồng bộ của các công ty vận tải lớn nước ngoài để mở ra các kênh vận tải mới, hiệu quả cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ra thế giới.

Như vậy, có thể thấy rằng các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trần Trình Lãm