Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát huy hệ giá trị văn hóa nhằm phát triển bền vững

Văn hóa - Ngày đăng : 15:54, 16/10/2023

Là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch. Ngoài lợi thế thiên nhiên, bờ biển đẹp, BRVT còn có nhiều địa danh, di tích lịch sử, lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân miền biển. Đây chính là những yếu tố vô cùng thuận lợi, riêng có để địa phương này gắn các sản phẩm văn hóa đặc sắc trong phát triển du lịch.
artboard-1-copy.jpg

Là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch. Ngoài lợi thế thiên nhiên, bờ biển đẹp, BRVT còn có nhiều địa danh, di tích lịch sử, lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân miền biển. Đây chính là những yếu tố vô cùng thuận lợi, riêng có để địa phương này gắn các sản phẩm văn hóa đặc sắc trong phát triển du lịch.

Đặc biệt, đô thị biển Vũng Tàu có đời sống văn hóa (bao gồm cả nghệ thuật, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo,…) vô cùng đa dạng và phong phú. Trong sự đa dạng và phong phú của tiểu vùng văn hóa miền Đông Nam Bộ, Vũng Tàu có những yếu tố văn hóa riêng khác mà các địa phương lân cận không có được, hoặc có nhưng không tiêu biểu, đặc trưng nhất là yếu tố văn hóa biển và các yếu tố về địa - văn hóa.

Có thể nói, thiên nhiên, lịch sử, văn hóa đã tạo cho BRVT nhiều tiềm năng phát triển du lịch dồi dào, hiện du lịch văn hóa - tâm linh là một sản phẩm du lịch chính của địa phương.

artboard-1-copy-4.jpg

Diễn ra vào rằm tháng 8 hàng năm, Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức long trọng và trang nghiêm. Làm lễ cúng ông Nam Hải cúng cầu ngư ngoài biển. Đây là một nghi lễ chính của Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu với mong muốn cầu mưa thuận, gió hòa, trời yên biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam BRVT xuất phát từ hàng trăm năm nay. Tương truyền là có một ông cá nặng 18 tấn trôi dạt vào bờ và ngư dân có một mùa sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang và sức khỏe của bà con ngư dân quanh năm ổn định. Từ năm 1817 đã có lễ hội này rồi và đến năm 2000 lễ hội chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Từ đó, hàng năm lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hàng ngàn du khách tham gia.

artboard-1-copy-5.jpg
artboard-1-copy-2.jpg

Để thu hút khách đến BRVT, hiện nay địa phương đang hướng đến phát triển du lịch chất lượng cao để thu hút dòng khách cao cấp. Tỉnh đang quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí cao cấp để thu hút, giữ được khách lưu trú dài ngày. Tỉnh cũng đang thực hiện trùng tu, cải tạo các di tích, cơ sở văn hóa để phục vụ du lịch, kết hợp phát triển các mô hình làng nghề, mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao với phục vụ du khách tham quan. Đặc biệt, BRVT hết sức quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Đảo thu hút nhân dân và du khách.

Năm 2021, UBND tỉnh BRVT có Quyết định số 5022/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đối với Côn Đảo, tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 6/3, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo.

artboard-1-copy-6.jpg
artboard-1-copy-3.jpg

Trong giai đoạn 2011-2020, toàn tỉnh có 33 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng. Giai đoạn 2021- 2025, tỉnh tiếp tục đầu tư, tu bổ 3 di tích: Di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo, di tích lịch sử địa đạo Hắc Dịch, di tích lịch sử địa đạo Kim Long với mức đầu tư trên 326 tỷ đồng. Các công trình di tích văn hóa, lịch sử được quan tâm trùng tu tôn tạo sẽ tạo điểm đến thu hút du khách, góp phần phát triển du lịch tỉnh...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BRVT đã xây dựng được toàn bộ chương trình phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo kế hoạch, từng địa phương có sản phẩm du lịch cốt lõi. Sở sẽ là đơn vị chủ trì, phối kết hợp với các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh, sự tham gia của doanh nghiệp, người dân… để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hơn nữa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng các tour, tuyến, chương trình du lịch để kết nối các sản phẩm du lịch này. Nhiều địa phương trong tỉnh đã quan tâm, chú trọng thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, đưa các di tích, di sản văn hóa, lịch sử vào các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.

Thành Nam