Dự báo xu hướng vận tải 2024: Áp dụng các biện pháp ứng phó trên nền tảng công nghệ để cắt giảm chi phí vận hành

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 12:21, 17/01/2024

Ngành vận tải châu Á, một mắc xích quan trọng trong khuôn khổ kinh tế của khu vực, đang đối mặt với chi phí vận hành ngày càng tăng

Lĩnh vực logistics đóng vai trò quan trọng trong các chuỗi cung ứng liên kết và là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu. Các nhánh ngành quan trọng nhất bao gồm vận tải hàng hải và đường sắt, là phương thức chính để vận chuyển năng lượng như dầu mỏ và khí đốt, cũng như các loại hàng hóa như thép, hàng may mặc, phân bón và các mặt hàng tiêu dùng khác. Bên cạnh đó, vận tải hàng không giữ vai trò là phương thức vận chuyển chính cho các mặt hàng nhạy cảm với thời gian (có hạn sử dụng ngắn) và các mặt hàng tiêu dùng giá trị cao. Trong khi đó, vận tải đường bộ đóng vai trò là phương pháp vận chuyển hàng hóa phổ biến và dễ tiếp cận nhất đến đa dạng địa điểm trên toàn cầu.

Theo CEL Consulting, trong năm 2023, xếp hạng Chỉ số hiệu suất logistics (LPI) của Việt Nam giảm bốn bậc xuống vị trí 43, so với vị trí 39 trong năm 2018. Mặc dù sụt giảm về mặt thứ hạng song nhưng điểm số LPI của Việt Nam tăng lên 3,3 điểm từ 3,27 điểm trong năm 2018, cho thấy dấu hiệu cải thiện, đặc biệt trong hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan và chất lượng cơ sở hạ tầng.

Bảng xếp hạng này phản ánh rõ nét ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với ngành logistics, thông qua những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và vận tải. Tại Việt Nam, hoạt động vận tải xe tải đóng vai trò chủ chốt trong cấu trúc ngành và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, chịu trách nhiệm đến 77% lượng hàng hóa vận chuyển với tổng khối lượng hơn 1,5 tỷ tấn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm việc tăng chi phí vận hành tới 21% GDP.

Theo Khung tiêu chuẩn của Hội đồng phát thải logistics toàn cầu (GLEC) phiên bản 3, tác động đến khí hậu của lĩnh vực logistics và vận tải chiếm khoảng 60% nhu cầu dầu trên toàn cầu. Việc cắt giảm hoạt động vận tải trong đại dịch COVID-19 đã dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính (GHG) tạm thời giảm đáng kể do nhu cầu vận tải đường bộ và hàng không giảm mạnh. Cho đến năm 2021, mức nhu cầu dầu liên quan đến vận tải vẫn ở dưới mức trước đại dịch, dẫn đến lượng khí thải CO2 giảm 600 Mt so với mức của năm 2019. Tuy nhiên, hiện tại, nhu cầu vận tải và mức phát thải khí nhà kính liên quan đã phục hồi và đang trong xu hướng tăng.

Các hoạt động vận tải hàng hóa và logistics hiện đóng góp khoảng 8-10% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Diễn đàn Vận tải Quốc tế (The International Transport Forum) dự đoán nhu cầu vận tải hàng hóa sẽ tăng gần gấp ba vào năm 2050, với hầu hết sự tăng trưởng diễn ra ở khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Nếu không có sự can thiệp, lượng khí thải từ vận tải hàng hóa dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2050.

Do đó, các chính phủ trên toàn thế giới buộc phải tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính nhằm đáp ứng các Mục tiêu Khí hậu trong Thỏa thuận Paris của Liên Hiệp Quốc. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hàng hóa và giảm lượng khí thải liên quan là vô cùng quan trọng để đạt được những mục tiêu này và, một nỗ lực toàn cầu là cần thiết để hiện thực hóa tham vọng trên. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này cần phân tích hiệu quả hoạt động vận tải và logistics của doanh nghiệp mình cũng như thực hiện các bước cần thiết để tối ưu hóa hệ thống vận tải nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các thay đổi xảy ra nhanh chóng hơn.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) vào năm 2021, Việt Nam cùng với 147 quốc gia khác đã cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào giữa thế kỷ, dựa vào nguồn lực trong nước và hỗ trợ quốc tế, đặc biệt là từ các nước phát triển về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có các cơ chế theo Thỏa thuận Paris. Việc thực hiện các cam kết này sẽ mang lại lợi ích to lớn và lâu dài cho Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để Chính phủ chuyển đổi nền kinh tế phát triển theo hướng các-bon thấp, thúc đẩy chuyển đổi toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải theo hướng phát triển xanh và bền vững, không phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, bên cạnh những cam kết và nỗ lực, tình trạng sử dụng xe tải cũ và nhỏ ở Việt Nam vẫn góp phần gây ra những lo ngại về môi trường, trong đó có phát thải khí nhà kính và ùn tắc giao thông.

Để giải quyết những thách thức này, các khuyến nghị được đưa ra bao gồm hiện đại hóa đội xe, nâng cao trình độ của đội ngũ tài xế thông qua đào tạo, cải thiện cơ sở hạ tầng cho các phương thức vận tải đa dạng. Bên cạnh đó, việc tích hợp các công nghệ số như thu phí tự động không dừng, ứng dụng hệ thống quản lý nhiên liệu, và giải pháp tối ưu hóa lộ trình được xem là chìa khóa để nâng cao hiệu quả vận hành và tăng tính kinh tế.

Xem xét vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải và logistics cũng như cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Chính phủ, dưới đây là một số chiến lược chính có thể hỗ trợ mục tiêu trên:

Mặc cho những thách thức, thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến đạt 45,19 tỷ USD vào năm 2023 và tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 6,34% để đạt 65,34 tỷ USD vào năm 2029. Riêng ngành vận tải xe tải của Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng vàođầu năm 2023, tăng 16% về khối lượng vận chuyển hàng hóa và tăng gần 22% về doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, sự tăng trưởng này đi kèm với chi phí tăng cao, một phần đến từ biến động giá nhiên liệu.

Bên cạnh mức tăng đến từ chi phí nhiên liệu, một khảo sát được thực hiện gần đây bởi CEL với 143 doanh nghiệp vận tải xe tải tại Việt Nam đã chỉ ra những vấn đề nổi cộm trong kinh doanh và vận hành vận tải gây áp lực tăng chi phí vận hành như hiệu quả tối ưu hóa lộ trình chưa đạt, chi phí bảo trì - bảo dưỡng phương tiện cao, thiếu hụt tài xế kèm tăng lương. Việc nhận diện những yếu tố này tác động thế nào đến từng doanh nghiệp sẽ góp phần làm rõ nét hơn tầm quan trọng của hoạt động quản lý logistics hiệu quả.

Để chuẩn bị cho sự phát triển bền vững trong tương lai, ngành vận tải đang hướng đến đa dạng hóa phương thức, giảm sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ thông qua việc khám phá tiềm năng của các lựa chọn khác như đường thủy, hàng không và biển.

Với những thông tin trên, có thể thấy, ngành vận tải nói chung và vận tải xe tải nói riêng sẽ đối mặt với triển vọng phức tạp trong năm 2024. Các doanh nghiệp có thể phải chuẩn bị cho kịch bản chi phí vận hành tiếp tục tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh logistics Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc vào những tháng cuối năm 2023, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng mức tăng chi phí ổn định trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ hội thảo Fleet Futures lần này, một số chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã có bài chia sẻ cũng như những thảo luận sâu sắc về các chiến lược đang được áp dụng nhằm tiết giảm chi phí vận tải trước những thách thức mới, đặc biệt trong giai đoạn thị trường nhiều biến động. Trọng tâm xoay quanh việc giảm thiểu chi phí vận hành đội xe thông qua ứng dụng công nghệ.

Cụ thể, ông Andrea Tretti, Giám đốc tư vấn tại CEL Consulting đi sâu vào chủ đề "Tối ưu hóa lộ trình phương tiện", cung cấp đến khán giả những định nghĩa và phân tích có liên quan. Ông nhấn mạnh những lợi ích của việc tối ưu hóa lộ trình thông qua các giải pháp tự động, ví dụ như giải pháp SIMCEL Deliver, có thể mang lại cho doanh nghiệp. Đồng thời, ông cũng đưa ra so sánh hiệu quả giữa định tuyến tĩnh/thủ công và tối ưu hóa tự động, cũng như các thách thức trong việc lập kế hoạch tuyến đường định kỳ.

04_andrea-tretti-from-simcel-deliver-at-fleet-futures-event-by-cel-dec-15-1.jpg

Tiếp nối nội dung thảo luận, ông Nguyễn Đức Lâm, Quản lý Bộ Phận Trải Nghiệm Khách hàng tại Connexion Việt Nam, đã có những chia sẻ về tầm quan trọng của chi phí nhiên liệu trong tổng chi phí vận tải thông qua chủ đề "Chuyển đổi số trong quản lý nhiên liệu đội xe". Chiếm khoảng 35-45% tổng chi phí vận tải, rất dễ để thấy được vai trò then chốt của công tác tiết kiệm chi phí nhiên liệu lên toàn bộ nỗ lực tối ưu hóa chi phí vận hành đội xe. Để làm rõ luận điểm, ông Lâm trình bày một cách chi tiết về các quy trình quản lý nhiên liệu thủ công thường được áp dụng và đối chiếu chúng với cách tiếp cận hiện đại thông qua Dibee - giải pháp thanh toán và quản lý chi phí đội xe. Ngoài ra, ông Lâm cũng làm sáng tỏ các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nhiên liệu và cách mà các giải pháp công nghệ như Dibee có thể hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu các yếu tố này.

Ngoài ra, Dibee đang ấp ủ một dự án đầy hứa hẹn, góp phần vào mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, tập trung cắt giảm phát thải trong lĩnh vực logistics và vận tải. Sáng kiến này bao gồm nhưng không giới hạn việc cung cấp công cụ phân tích và tính toán lượng khí thải của mỗi phương tiện trong quá trình vận hành, tập trung vào báo cáo thuộc phạm vi 1 & 3 (scope 1 & 3). Dự án này của Dibee tham khảo theo hướng dẫn và áp dụng Khung tiêu chuẩn GLEC, bao gồm toàn bộ hành trình “Well-to-Wheel”. Mục đích của dự án là cung cấp cho khách hàng của Dibee những hiểu biết sâu sắc về phát thải khí nhà kính và các biện pháp thực hành bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thay đổi tích cực về phương diện môi trường được diễn ra, nâng cao danh tiếng thương hiệu cũng như ủng hộ những thay đổi trong chính sách vĩ mô nhằm hướng tới một tương lai bền vững.

*** Ghi chú: Phương pháp phân tích “Well-to-Wheel” chính là bước đi đầu tiên trong việc so sánh hiệu quả của các giải pháp khác nhau đối với phát thải khí nhà kính (GHG). Phân tích này thường được sử dụng để đánh giá tổng mức tiêu thụ năng lượng hoặc hiệu suất chuyển đổi năng lượng và tác động phát thải của tàu biển, máy bay và phương tiện cơ giới, bao gồm cả lượng khí thải carbon của chúng và nhiên liệu được sử dụng trong mỗi phương thức vận tải này.

Link Livestream: https://www.linkedin.com/video...

Dibee