Bánh chưng Tết và những biến tấu mang phong vị vùng miền

Văn hóa - Ngày đăng : 16:30, 30/01/2024

Bánh chưng vốn là loại bánh cổ truyền của người Việt. Món bánh thường được nấu vào dịp Tết Nguyên Đán để cúng trời đất để tạ ơn về một năm mùa màng bội thu và để cúng tổ tiên phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ, đầm ấm, sung túc.

Bánh chưng vốn là loại bánh ngon, nguyên liệu dễ tìm, hầu như là những sản vật có sẵn mà người Việt nuôi trồng ra được. Và không chỉ người Kinh mà rất nhiều dân tộc khác trên đất Việt, họ cũng có biến tấu món bánh chưng theo khẩu vị và nguyên liệu đặc trưng của họ. Những món bánh đó góp phần tạo nên nền ẩm thực đa dạng, nhiều màu sắc cho dân tộc.

Bánh chưng nhân cá chép đồng

Loại bánh đặc trưng của người Tày, Nùng không nấu vào dịp Tết Nguyên Đán mà chỉ nấu vào dịp rằm tháng 7. Bởi cứ tầm tháng 5, tháng 6 âm lịch, khi người dân trồng lúa sẽ thả luôn cá chép đồng vào ruộng. Cá sẽ lớn lên tự nhiên bằng môi trường tự nhiên nước chảy mà không cần chăm sóc nhiều, và thịt cá không bị tanh.

395309444_727607036070218_9020081003148163690_n.jpeg

Cũng sử dụng lá dong và gạo nếp truyền thống. Tuy vậy nhân bánh thì sử dụng nguyên liệu chính là nhân cá chép, loại cá bằng hai ngón tay. Cá chép khi làm sạch lấy mật, sau đó được trộn với gia vị cùng lá gừng, thêm một chút mỡ lợn sau đó cho vào gói.

Ở Bắc Kạn, nhưng chỉ có người Tày ở huyện Na Rì và Ba Bể mới làm món bánh này. Bánh được gói theo hình tròn thuôn dài, bánh mở ra thơm mùi gừng, thịt cá mềm tan, ăn ngầy ngậy không khác thịt lợn.

395508370_727607052736883_74774468328898304_n.jpeg

Món bánh tuy lạ miệng, khác hẳn vị bánh chưng truyền thống nhưng với người đã ăn quen thì lại thích và càng ăn càng nghiện.

Bánh chưng gù

Bánh chưng gù của người Hà Giang khá nổi tiếng, loại bánh truyền thống này có nguồn gốc từ người Dao Đỏ ở Yên Bái, Hà Giang và Lào Cai.

tai-xuong.jpeg

Bánh chưng gù khác với bánh chưng truyền thống từ kích thước khá nhỏ, đầy đặn và có hình dáng giống chiếc lu. Bánh chỉ được gói bằng 1 lớp lá thay vì 4,5 lớp lá giống như bánh chưng bình thường. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp nương, nhưng gạo này được ngâm trước với nước lá riềng nên khi chín bánh có màu xanh đặc trưng và thơm mùi riềng. Phần nhân vẫn sử dụng đậu xanh và thịt ba chỉ được nêm nếm gia vị cẩn thận. vì là loại bánh đặc trưng của dân tộc Dao, nên nếp được sử dụng là loại nếp nương, đỗ xanh là loại đỗ ta hạt nhỏ, còn thịt lợn là thịt lợn đen do người dân địa phương tự nuôi.

Bắc Hà cũng nổi tiếng với bánh chưng gì nhưng lại là loại bánh chưng đen. Câu chuyện tương truyền lại là bởi ngày xưa trên núi muối và mắm là thứ gia vị quý hiếm, khó tìm, nên người dân dã dùng tro than để tạo vị mặn thay cho muối. Chính màu đen từ tro than đó đã tạo nên sự độc đáo và hình thành nên món bánh chưng đen đặc sản của vùng Bắc Hà.

Có lưu ý cho món bánh chưng đen là chỉ sử dụng than từ cây núc nác, loài cây mọc nhiều ở trên rừng, mọc cả ven đường. Loại cây này, người dân lên nương, lên rừng đã hái về đem để lên gác bếp cho khô nỏ, đợi dịp Tết sẽ lấy ra đốt than làm bánh.

Bánh bá trạng – bánh chưng của người Hoa

Trên mâm cỗ Tết Đoan Ngọ với người Hoa thường không thể thiêu món bánh bá trạng. Dịp tết Đoan Ngọ với người việt là Tết diệt sâu bọ, nhưng với người Hoa lại chủ yếu mang ý tưởng niệm nhà thơ Khuất Nguyên, một vị trung thần cương trực nước Sở.

banhu12_cbfs.jpeg

Bánh bá trạng với người Hoa còn để cúng tạ ơn Thần Nông nhằm mong công việc suôn sẻ, làm ăn tiến tới và gặp nhiều may mắn. Theo tiếng Triều Châu, "bá" là thịt còn "trạng' là bánh ú. Nên người miền Nam thường gọi là bánh ú mặn để phân biệt với bánh ú nhân đậu xanh, bánh tro.

Nguyên liệu của bánh bá trạng cũng gần giống bánh chưng của người Việt, với chủ yếu là nếp, thịt heo, đậu xanh, nhưng tuỳ nơi sẽ thơm tôm khô, nấm đông cô, hạt sen, trứng muối.

Những biếc bánh bá trạng cũng thường được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, được gói thành hình gối và nấu trong 6-8 tiếng.

Bánh bá trạng cũng dẻo quyện vị nếp, nhân béo vị trứng muối, ngọt vị tôm khô đặc biệt là gạo trước khi nấu được trộn với ngũ vị hương nên bánh có vị thơm khác biệt với bánh chưng. Cùng với màu sắc phong phú, nguyên liệu quen thuộc dễ sử dụng.

Mỗi loại bánh mang hương vị đặc trưng của vùng miền, gây ấn tượng với khách du lịch và nhiều mến thương với mỗi người con của vùng đất, quê hương mình.

Thu Thảo