Bầu cử Mỹ, Anh và Ấn Độ: Có thể tác động đến chuỗi cung ứng
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 12:42, 23/02/2024
Tony Harris là một chuyên gia hàng đầu trong ngành đã cho biết, các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải chấp nhận thực tế rằng sự biến động là một phần của cuộc sống hàng ngày và hãy lập kế hoạch phù hợp để ứng phó.
Tony Harris là Giám đốc Tiếp thị & Giải pháp thuộc mạng lưới kinh doanh của SAP, một nền tảng chuyên về kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.
Harris cho rằng năm 2024 sẽ tiếp tục là năm thách thức đối với các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng trước các vấn đề “thời tiết, xung đột địa chính trị đang tiếp diễn mà chưa có hồi kết, tình trạng thiếu lương thực, thuốc men và tranh chấp lao động”.
Ông cũng chỉ ra rằng trong năm nay và sau đó, hơn một nửa dân số thế giới sẽ bỏ phiếu cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, với các cuộc bầu cử sẽ diễn ra ở các quốc gia như: Mỹ, Anh, Nam Phi và Ấn Độ, cùng nhiều quốc gia khác.
Harris cảnh báo: “Kết quả bầu cử chắc chắn sẽ tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng”, đồng thời cho biết thêm rằng tác động tiềm tàng của nó có thể là “các hạn chế thương mại mới sẽ được thực hiện nhanh chóng ở một số quốc gia”.
“Vì vậy, các công ty nên chủ động lập kế hoạch ứng phó ngay từ bây giờ,” ông nói. “Họ cần nghiên cứu các nhà cung cấp thay thế tiềm năng trong nước hoặc ở các quốc gia khác, nơi không có xung đột chính trị và thương mại”.
Ông nói thêm: “Các doanh nghiệp cũng nên xem xét đến những khó khăn trong vấn đề khả năng nguồn cung ứng, các tác động về logistics và thuế nhập khẩu”.
Harris cũng chỉ ra rằng những thay đổi trong các chính phủ mới cũng có thể dẫn đến các biện pháp khuyến khích “sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước” ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Ông nói: “Các khu công nghiệp, trung tâm sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ chốt được chính phủ hỗ trợ và bù đắp chí phí có thể gia tăng cho hoạt động chuyển sản xuất từ một số quốc gia có chi phí và nguồn lao động giá rẻ”.
Harris nói: “Đã đến lúc các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng nên hình dung ra rằng danh sách này sẽ không bao giờ ngừng nối dài”. Chuỗi cung ứng sẽ luôn biến động, đó là lý do tại sao công nghệ không còn là tùy chọn nữa. Các doanh nghiệp phải sử dụng các công nghệ tích hợp để theo dõi các nhà cung cấp và các nhà cung cấp của nhà cung cấp cho họ”.
Harris đề xuất các lãnh đạo doanh nghiệp nên nắm bắt các giải pháp không chỉ kết nối chuỗi cung ứng và dữ liệu logistics trong toàn tổ chức mà còn có thể “tổ chức mạng lưới các nhà cung cấp toàn cầu - bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong một nền tảng duy nhất để cho phép vận hành hiệu quả”.
Ông nói thêm: “Với tầm nhìn này có thể giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được những gián đoạn tiềm ẩn, cho phép họ nhanh chóng xác định kế hoạch dự phòng và cung cấp các thông tin quan trọng khác như vấn đề tác động của môi trường”.
Cảnh báo của Harris về những sự cố dường như không thể tránh khỏi gây gián đoạn chuỗi cung ứng như thời tiết khắc nghiệt, mưa bão gần đây ở California, Hoa Kỳ.
Dữ liệu mới từ Coupa – một nền tảng quản lý chi phí kinh doanh dựa trên đám mây (AI) đã cho thấy thời tiết khắc nghiệt sẽ có ảnh hưởng đến hai cảng biển lớn nhất của Mỹ là LA và Long Beach.
Thông tin cũng cho biết sản xuất nông nghiệp và ngành chăn nuôi cũng có thể bị ảnh hưởng, vào đúng thời điểm quan trọng hơn đối với an ninh lương thực Hoa Kỳ, do nước này chuyển hướng không nhập khẩu các mặc hàng thực phẩm từ Trung Quốc và một số nước.
Dữ liệu của Coupa cũng cho thấy lượng mua hàng của các khách hàng Hoa Kỳ từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ đã tăng 244,5% so với cùng kỳ năm 2023 đối với các mặt hàng thực phẩm và đồ uống.
Như vậy, năm 2023 đã chứng kiến sự sụt giảm tổng thể về khối lượng hàng hóa được vận chuyển đến Mỹ từ các nền kinh tế lớn khác, mà đáng chú ý nhất là Trung Quốc, quốc gia đã có sự sụt giảm ở mức 93% trên mỗi khách hàng.