Quý I/2024: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3,93 tỷ USD

Toàn cảnh Kinh tế - Ngày đăng : 07:30, 16/04/2024

Nhìn lại năm 2023 là một năm kinh tế đặc biệt khó khăn cho Việt Nam. Điều này đã đặt ra những vấn đề lớn cho tăng trưởng kinh tế của hai năm tiếp theo, quyết định sự thành công của chương trình phát triển quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Dù đã hết Quý I năm 2024, nhưng bức tranh kinh tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, các vấn đề địa chính trị và xung đột vũ trang ở một số quốc gia đã tạo ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Là một nền kinh tế mở, Việt Nam sẽ phải đối diện với các thách thức về quy tắc thương mại và tiêu chuẩn hàng hóa ngày một tăng. Liệu nền công nghiệp của nước nhà có thể bứt phá, vượt qua các thách thức?

Thương hiệu quốc gia sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu trong năm 2024".

Kinh tế thế giới và khu vực APAC

Mặc cho các căng thẳng địa chính trị, nhiều khu vực kinh tế trên thế giới vẫn cho thấy mức tăng trưởng dương.

Trong năm 2024, dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại lần thứ hai liên tiếp. Lãi suất cao trong các nền kinh tế lớn và sự suy yếu về tăng trưởng tại Trung Quốc là các yếu tố chính.

picture1-1-.jpg
Dự báo tăng trưởng kinh tế của EUROMONITOR theo các nền kinh tế khác nhau (Trước 2024 là số liệu thực tế)

Triển vọng APAC (Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) trong năm 2024 là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, nhờ nhu cầu trong nước ổn định ở một số thị trường mới nổi lớn ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ dự kiến sẽ tiếp tục vào Ấn Độ và một số nước ASEAN, khi các công ty đa quốc gia tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất của họ.

screenshot-11-1-.png
Việt Nam, Malaysia và Hàn Quốc là ba nước trong khu vực APAC được dự báo 2024 sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2023

Việt Nam và thu hút đầu tư

Năm 2023 đúng nghĩa vượt khó khi sụt giảm tổng cầu và rủi ro thương mại nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng ổn.

screenshot-12-1-.png
Kinh tế tăng trưởng tích cực nhờ nỗ lực đầu tư công (TCTK)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, sản xuất công nghiệp khởi sắc và tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023.

Trong quý I/2024, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo và đôn đốc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm quốc gia nhằm phát huy vai trò dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực xã hội cho phát triển, tạo không gian phát triển mới cho nền kinh tế.

screenshot-15-1-.png
Cơ cấu ĐTNN ba tháng đầu năm 2024 theo đối tác (Bộ KHĐT)
screenshot-14-1-.png
Vốn đầu tư tiếp tục chảy vào phát triển kinh tế - xã hội (TCTK)

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành kinh tế quốc dân trong quý I. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,93 tỷ USD, chiếm gần 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ.

screenshot-16-1-.png
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Quý I/2024 hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I/2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 82,02 tỷ USD, chiếm 88,1%.

Hà Lê