Chỉ tiêu tuyển sinh - Năng lực và thị trường lao động

Đào tạo - Ngày đăng : 08:22, 13/11/2024

Theo quy định mới từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các cơ sở giáo dục đại học không được tăng chỉ tiêu nếu tỷ lệ thôi học năm đầu vượt quá 15% hoặc tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm thấp hơn 70%. Tôi hoàn toàn ủng hộ các ràng buộc này vì chúng tạo ra một sự ràng buộc cần thiết, thúc đẩy các trường tập trung vào chất lượng đào tạo và nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Theo quy định mới từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các cơ sở giáo dục đại học không được tăng chỉ tiêu nếu tỷ lệ thôi học năm đầu vượt quá 15% hoặc tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm thấp hơn 70%. Tôi hoàn toàn ủng hộ các ràng buộc này vì chúng tạo ra một sự ràng buộc cần thiết, thúc đẩy các trường tập trung vào chất lượng đào tạo và nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Chỉ tiêu tuyển sinh giờ đây sẽ được xác định cho từng năm, ngành, trình độ và hình thức đào tạo, đảm bảo phù hợp với năng lực của từng trường, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các vùng miền. Điểm mới đáng chú ý là số lượng tuyển sinh thực tế không được vượt quá 20% so với chỉ tiêu đã công bố – một điểm khác biệt so với các quy định trước đây.

thay-ly-1.jpg-1.jpg
TS. Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM, Giám đốc Phân hiệu tại Ninh Thuận

Tình trạng hiện tại

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, sau một năm thực hiện Nghị định 127, gần 100 trong tổng số 300 trường đại học và cao đẳng sư phạm đã bị xử phạt do tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Quy định phạt khi tuyển vượt 3% gây ra nhiều hệ lụy cho các trường, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên từ khi nhập học đến khi tốt nghiệp có nhiều thay đổi khó lường. Ví dụ, trong số sinh viên nhập học, có nhiều tỷ lệ phát sinh như xác nhận trúng tuyển, nhập học, tỷ lệ nghỉ học tạm thời, và thậm chí tỷ lệ bỏ học. Chỉ tiêu đầu ra, tức số sinh viên tốt nghiệp, mới là con số thực sự đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

5 Kiến nghị điều chỉnh chính sách chỉ tiêu tuyển sinh

Dưới đây là năm ý kiến của tôi về việc điều chỉnh chính sách chỉ tiêu:

Một là, chỉ tiêu tuyển sinh cần phù hợp với năng lực quốc gia. Mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam đến năm 2030 là đạt 260 sinh viên/1 vạn dân, tuy nhiên, con số này hiện còn thấp hơn các nước trong khu vực và mới đạt 215 sinh viên/1 vạn dân vào cuối năm 2023. Chính sách chỉ tiêu tuyển sinh cần hỗ trợ mục tiêu này.

Hai là, chỉ tiêu được hiểu theo trung hạn. Thay vì chỉ tiêu từng năm, nên áp dụng chỉ tiêu trung hạn (3-5 năm). Ví dụ, nếu một trường có chỉ tiêu tuyển sinh 5.000 sinh viên mỗi năm, Bộ có thể cấp tổng chỉ tiêu 15.000 cho 3 năm hoặc 25.000 cho 5 năm. Điều này tạo sự linh hoạt trong tuyển sinh, giảm áp lực xử phạt khi số lượng thí sinh nhập học thay đổi không thể kiểm soát hoàn toàn.

Ba là, tính chỉ tiêu dựa trên đầu ra. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực thực tế, nên tính toán chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên số lượng sinh viên tốt nghiệp, vì tỷ lệ sinh viên rơi rụng trong quá trình học là 10-15%. Điều này giúp các trường duy trì đúng nhu cầu nhân lực mà xã hội cần.

Bốn là, tăng cường quyền tự chủ và minh bạch. Các trường, đặc biệt là các trường có uy tín cao, nên có quyền tự chủ thực sự trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh của mình. Bộ chỉ cần đặt ra các tiêu chí giám sát chất lượng và yêu cầu báo cáo minh bạch về đầu ra, thay vì áp đặt chỉ tiêu cứng nhắc hàng năm.

Năm là, cần có chính sách phù hợp với các lĩnh vực đặc biệt như sư phạm, nông lâm, khoa học sự sống, môi trường.. Nhu cầu nguồn nhân lực các lĩnh vực này rất lớn, lại là Nhân lực trong các ngành sư phạm, nông lâm, khoa học sự sống và môi trường có vai trò vô cùng thiết yếu đối với sự phát triển bền vững và ổn định của xã hội. Tuy nhiên, những ngành này hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hút thí sinh và sinh viên. Chính sách cho nguồn nhân lực trong các lĩnh vực sư phạm, nông lâm, và khoa học sự sống, môi trường không chỉ là vấn đề về số lượng mà còn là vấn đề về chất lượng, nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho xã hội và đáp ứng kịp thời các nhu cầu cấp thiết của quốc gia.

Việc cải cách chính sách chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng trung hạn và tính theo đầu ra sẽ giúp các trường đại học linh hoạt hơn trong tuyển sinh, tránh tình trạng bị xử phạt không đáng có, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường lao động và nâng cao chất lượng đào tạo.

Châu Minh Chinh