Quy mô kinh tế biển còn quá nhỏ bé
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 08:00, 01/01/1970
(VLR) Ngày 8.6, tại TP.Vũng Tàu, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam (VMEF) lần III. Tại diễn đàn, các chuyên gia đánh giá hiện nay quy mô kinh tế biển của nước ta còn quá nhỏ bé so với tiềm năng “biển bạc” to lớn.
Ngày 8.6, tại TP.Vũng Tàu, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam (VMEF) lần III. Tại diễn đàn, các chuyên gia đánh giá hiện nay quy mô kinh tế biển của nước ta còn quá nhỏ bé so với tiềm năng “biển bạc” to lớn.
Quy mô kinh tế biển còn quá nhỏ bé
Phát triển các dịch vụ biển để thu hút đầu tư nước ngoài.
Biển “bạc” nhưng khai thác thô sơ
PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Trung tâm Nghiên cứu biển và hải đảo - ĐH QG Hà Nội - cho rằng, quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, chưa xứng với tiềm năng. Tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo hiện nay chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác quá mức, không có quy hoạch biển đảo. Phương thức khai thác chủ yếu vẫn là đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, chủ yếu khai thác tài nguyên biển mà không có biện pháp tái tạo.
Ông Hồi đánh giá, đây là cách tiếp cận “nóng” và đang là hiện tượng khá phổ biến không chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các tài nguyên biển. Hậu quả là đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang bị giảm sút. Các hệ sinh thái biển quan trọng bị suy thoái và bị thu hẹp diện tích. Các quần đàn có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, mất đến 60% nơi cư trú tự nhiên quan trọng. Đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp và trên 100 loài nằm trong sách Đỏ VN. Năng suất tôm nuôi quảng canh giảm từ 200kg/ha/vụ (1980) đến nay còn 80kg/ha/vụ. Nguồn lợi hải sản gần bờ bị khai thác quá mức làm hiệu suất khai thác hải sản giảm từ 0,92 (năm 1990) xuống 0,34 tấn/CV/năm (2005).
Biển đảo và vùng ven biển nước ta vẫn quản lý theo kiểu “điền tư, ngư chung”, chủ yếu quản lý theo ngành thông qua các chính sách, thiếu các luật cơ bản về biển. Đang có sự chồng chéo về quản lý giữa khoảng 15 bộ ngành về biển, chính sách quản lý thiếu đồng bộ - ông Hồi cho biết thêm.
TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TPHCM (HASCON) - cho rằng, phát triển kinh tế biển Việt Nam còn thiếu quy hoạch đầu tư, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là xây dựng cảng biển, hiện nay có khoảng 100 cảng biển nhưng vẫn trong tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Đầu tư hàng trăm triệu USD xây dựng những cảng có khả năng đón nhận những con tàu lớn, nhưng lối vào cảng chỉ đủ đi lại cho những tàu loại nhỏ.
Phát triển kinh tế xanh lam
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Thứ trưởng Bộ TNMT - cho rằng, kinh tế biển là “trục chính” và là giải pháp cốt lõi để đưa nước ta trở nên giàu mạnh từ biển. Tiềm năng phát triển không gian biển của nước ta còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng như: Không gian duyên hải, không gian biển, không gian hải đảo và không gian đại dương. Bởi vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là tổ chức hợp lý các mảng không gian biển cả về mặt tự nhiên và quy hoạch. Theo ông Hồi, phương thức quản lý tổng hợp biển theo các mảng không gian đang là vấn đề mới mẻ đối với các nhà khoa học và các nhà quy hoạch, các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Tuy nhiên, đây là chiến lược lâu dài để phát triển một nền kinh tế xanh lam theo các tiêu chí: Dựa vào hệ sinh thái, ít chất thải, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và sản phẩm biển có sức cạnh tranh cao.
Ông Đặng Xuân Quang - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - nhấn mạnh, đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến khai thác biển. Bởi vậy, cần tập trung vào một số mục tiêu có sức đột phá và lan tỏa mạnh, trọng tâm là các khu kinh tế biển kèm theo các dự án hạ tầng kết nối. Thu hút đầu tư nước ngoài ở cả 3 phương diện: Không gian biển, bờ biển và dịch vụ hậu cần.
PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Trung tâm Nghiên cứu biển và hải đảo - ĐH QG Hà Nội - cho rằng, quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, chưa xứng với tiềm năng. Tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo hiện nay chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác quá mức, không có quy hoạch biển đảo. Phương thức khai thác chủ yếu vẫn là đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, chủ yếu khai thác tài nguyên biển mà không có biện pháp tái tạo.
Ông Hồi đánh giá, đây là cách tiếp cận “nóng” và đang là hiện tượng khá phổ biến không chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các tài nguyên biển. Hậu quả là đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang bị giảm sút. Các hệ sinh thái biển quan trọng bị suy thoái và bị thu hẹp diện tích. Các quần đàn có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, mất đến 60% nơi cư trú tự nhiên quan trọng. Đã có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp và trên 100 loài nằm trong sách Đỏ VN. Năng suất tôm nuôi quảng canh giảm từ 200kg/ha/vụ (1980) đến nay còn 80kg/ha/vụ. Nguồn lợi hải sản gần bờ bị khai thác quá mức làm hiệu suất khai thác hải sản giảm từ 0,92 (năm 1990) xuống 0,34 tấn/CV/năm (2005).
Biển đảo và vùng ven biển nước ta vẫn quản lý theo kiểu “điền tư, ngư chung”, chủ yếu quản lý theo ngành thông qua các chính sách, thiếu các luật cơ bản về biển. Đang có sự chồng chéo về quản lý giữa khoảng 15 bộ ngành về biển, chính sách quản lý thiếu đồng bộ - ông Hồi cho biết thêm.
TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TPHCM (HASCON) - cho rằng, phát triển kinh tế biển Việt Nam còn thiếu quy hoạch đầu tư, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình là xây dựng cảng biển, hiện nay có khoảng 100 cảng biển nhưng vẫn trong tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Đầu tư hàng trăm triệu USD xây dựng những cảng có khả năng đón nhận những con tàu lớn, nhưng lối vào cảng chỉ đủ đi lại cho những tàu loại nhỏ.
Phát triển kinh tế xanh lam
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Thứ trưởng Bộ TNMT - cho rằng, kinh tế biển là “trục chính” và là giải pháp cốt lõi để đưa nước ta trở nên giàu mạnh từ biển. Tiềm năng phát triển không gian biển của nước ta còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng như: Không gian duyên hải, không gian biển, không gian hải đảo và không gian đại dương. Bởi vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là tổ chức hợp lý các mảng không gian biển cả về mặt tự nhiên và quy hoạch. Theo ông Hồi, phương thức quản lý tổng hợp biển theo các mảng không gian đang là vấn đề mới mẻ đối với các nhà khoa học và các nhà quy hoạch, các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Tuy nhiên, đây là chiến lược lâu dài để phát triển một nền kinh tế xanh lam theo các tiêu chí: Dựa vào hệ sinh thái, ít chất thải, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và sản phẩm biển có sức cạnh tranh cao.
Ông Đặng Xuân Quang - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - nhấn mạnh, đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến khai thác biển. Bởi vậy, cần tập trung vào một số mục tiêu có sức đột phá và lan tỏa mạnh, trọng tâm là các khu kinh tế biển kèm theo các dự án hạ tầng kết nối. Thu hút đầu tư nước ngoài ở cả 3 phương diện: Không gian biển, bờ biển và dịch vụ hậu cần.