Bà Rịa - Vũng Tàu: Những điều chưa khám phá (Phần 2)

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 08:00, 01/01/1970

(VLR) Chôn cất và thờ cúng cá Ông từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cư dân miền biển, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không ngoại lệ. Trước khi ra khơi, ngư dân thường có thói quen đến “Ngọc lăng Nam Hải” để thắp hương và cầu mong Ông phù hộ may mắn, phù hộ đánh bắt được nhiều cá, tôm. Nơi đây là một trong những điểm dừng chân thú vị cho những ai có dịp đến với làng chài ven biển này.


Chôn cất và thờ cúng cá Ông từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cư dân miền biển, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không ngoại lệ. Trước khi ra khơi, ngư dân thường có thói quen đến “Ngọc lăng Nam Hải” để thắp hương và cầu mong Ông phù hộ may mắn, phù hộ đánh bắt được nhiều cá, tôm. Nơi đây là một trong những điểm dừng chân thú vị cho những ai có dịp đến với làng chài ven biển này.

“Ngọc lăng Nam Hải”, còn được người dân địa phương gọi là nghĩa trang cá Ông (cá voi), nằm bên cạnh bờ biển đẹp, ẩn mình trong một xóm nghèo của làng chài Phước Hải (tỉnh lộ 44, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ), cách TP.HCM khoảng 130km và cách TP. Vũng Tàu 30km đường bộ. Nghĩa trang có diện tích chừng vài trăm mét vuông, chính giữa là điện thờ Ngọc Lăng Nam Hải, xung quanh chia thành 5 khu vực, tập trung hơn 200 ngôi mộ cá Ông, được phủ xanh bởi những hàng dương. Trước các ngôi mộ đều có bát hương và bia đá khắc “Nam hải chi mộ”, ngày tháng năm Ông lụy (chết), có bia còn khắc cả tên và ký hiệu ghe đã phát hiện Ông lụy và đưa Ông vào bờ.

Liên hoan cảng biển quốc tế lần thứ I - năm 2012 sẽ được tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong quý 3 năm nay, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn biển đảo quê hương, khẳng định kinh tế biển là ngành kinh tế quan trọng, hàng đầu của Việt Nam nói chung và của Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Liên hoan dự kiến sẽ tổ chức các hoạt động chính như: Carnaval trên biển, Hội chợ - Triển lãm các cảng biển và dịch vụ logistics quốc tế, Hội thảo về dịch vụ logistics…

Tương truyền rằng, người đầu tiên phát hiện cá Ông chết (lụy) được coi là con trai cả, phải “chịu tang” như chịu tang cha mẹ, việc làm đám tang cho cá Ông khá phức tạp, với nhiều nghi thức: cúng 49, 100 ngày và cúng giáp năm… Sau khi chôn Ông được 3-5 năm, ngư dân sẽ làm lễ bốc cốt (cải táng) rồi thỉnh ngọc cốt Ông mang về Dinh Ông nam hải thờ và xả tang. Ngư dân luôn coi Ông là vị thần hộ mệnh khi họ ở giữa biển khơi. Vì thế, trước khi ra khơi, ngư dân thường có thói quen đến nghĩa trang này thắp hương để cầu mong Ông phù hộ. Việc mai táng và thờ cúng cá Ông được tổ chức trọng thể như một cách đền ơn đáp nghĩa của ngư dân.

Với tín ngưỡng dân gian mang đậm nét văn hóa miền biển, hàng năm chính quyền địa phương và đông đảo người dân làng chài Phước Hải long trọng tổ chức lễ Nghinh Ông vào ngày 16 tháng 2 âm lịch. Tuy chỉ là lễ hội địa phương, nhưng từ nhiều năm nay lễ hội thu hút khá đông khách thập phương về dự, không những các ngư dân làm nghề biển vùng lân cận, mà còn nhiều du khách khác từ TP.HCM và lân cận về tham dự.

Bạn là người yêu thích du lịch biển, hãy đến Ngọc Lăng Nam Hải để tìm hiểu nét văn hóa, độc đáo và thú vị tại đây.

Thông tin chung: Bạn có thể kết nối tham quan “Ngọc Lăng Nam Hải” với các điểm du lịch lân cận: Căn cứ Minh Đạm, di tích thắng cảnh Dinh Cô, Mộ Cô... và tận hưởng những giờ phút thư giãn tại các bãi tắm quanh khu vực Long Hải.