Cơ hội mới cho đội tàu Việt?
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 08:00, 01/01/1970
Để chủ động đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, đồng thời thúc đẩy phát triển đội tàu biển vận chuyển container trong thời gian tới, cuối tháng 6.2012, Bộ GTVT đã ra văn bản số 5063/BGTVT-VT, theo đó kể từ ngày 1.1.2013, việc cấp giấy phép vận tải nội địa cho các tàu mang cờ nước ngoài vận chuyển container trên các tuyến nội địa VN sẽ tạm dừng.
QUYỀN VẬN TẢI NỘI ĐỊA VN LÀ HỢP PHÁP
Quyền vận tải nội địa đối với hàng hóa, hành khách và hành lý được quy định tại Điều 7 Bộ Luật Hàng hải VN năm 2006, cũng theo căn cứ thỏa thuận về dịch vụ vận tải biển được ký kết giữa VN và WTO, ASEAN và 24 Hiệp định hàng hải giữa VN và các nước đều không cam kết vận tải nội dịa. Như vậy, tại VN, quyền vận tải nội địa thuộc về đội VN là hoàn tòa đúng luật và phù hợp với tất cả các cam kết quốc tế mà VN là thành viên. Không chỉ ở VN, các nước trên thế giới đều thực hiện bảo hộ quyền vận tải nội địa, không cho phép các hãng tàu nước ngoài khai thác vận chuyển nội địa. Đây là xu thế chung trong hoạt động hàng hải nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế vận tải và phát triển đội tàu trong nước.
Trong năm qua, cung vượt quá cầu, giá cước vận tải container nội địa đã giảm mạnh chỉ còn khoảng 70% so với năm 2011. Hiện nay đội tàu container của VN đang phải chấp nhận thua lỗ lớn do chi phí đầu vào quá cao, chi phí nhiên liệu chiếm tới 55-70%. Nhiều DN không đủ khả năng cạnh tranh đã phải bán tàu hoặc cho nước ngoài thuê. Số còn lại là do các đội tàu nước ngoài tham gia khai thác, đặc biệt trên các tuyến chính như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng đi TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc đầu tư cảng ở khu vực Cái Mép – Thị Vải không phù hợp về thời điểm nên hiệu quả khai thác thấp, hiện tại dù chưa ngừng cấp phép đói với tàu nước ngoài nhưng các quyến vận tải tại Cái Mép vẫn giảm đi một nửa, lượng hàng container chuern tải từ Hải Phòng, Đã Nẵng, Quy Nhơn qua cảng Cái Mép –Thị Vải chỉ chiếm 2% tổng lượng hàng contaner xếp dỡ tại Cái Mép, Vì vậy, việc ngừng cấp phép cho tàu nước ngoài không ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực Cái Mép, mà chính là thị trường xuất nhập khẩu với sản lượng đảm bảo và chất lượng dịch vụ, giá cước của các cảng khu vực này.
ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI
Theo thống kê của Cục Hàng hải VN, hiện đội tàu container VN có 24 tàu (có thể chở 13.000 TEU), nhưng chỉ mới khai thác dưới 50-60% công suất, lượng tàu dư thừa là khoảng 4.000-5.00 TEU. Ngoài ra, với số lượng tàu treo cờ VN hiện có và 3 tàu container của Tổng công ty Hàng hải VN sẽ đưa vào khai thác khoảng đầu năm 2012 thì đội tàu nội địa có đủ khả năng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vận tải container nội địa giai đoạn 2013-2015. Như vậy nếu khai thác tốt lượng hàng hóa vận chuyển container nội địa sẽ đem lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm cho đội tàu VN.
Trong buổi làm việc giữa Bộ GTVT và Bộ Công thương về Đề án thay thế tàu container ngoại, ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN khẳng định: “Tàu container VN hoàn toàn đủ năng lực thay thế chỗ của 20 tàu treo cờ nước ngoài đang hoạt động trên các tuyến vận tải biển nội địa, trong đó có tuyến vận tải Hải Phòng, Cái Lân tới nhóm cảng Sài Gòn, Cái Mép - Thị Vải”.
Ông Thu cho biết thêm, quy định này không vi phạm các cam kết của VN khi gia nhập WTO trong lĩnh vực vận tải. Và sẽ là cơ hội lớn cho các DN vận tải trong việc củng cố đội tàu, nâng cao năng lực quản lý, chất lượng dịch vụ và giá thành cạnh tranh trong vận chuyển, đồng thời đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải thủy nội địa và logistics của VN.
Khi thực hiện quyền nội địa, sẽ hạn chế hiện tượng ách tắc hàng hóa và giảm lượng vận tải container bằng đường bộ vốn chi phí lớn và không đảm bảo về số lượng và thời gian vận tải so với vận tải đường biển. Với lượng tàu container thuộc quyền sở hữu của VN khi đi vào hoạt động sẽ tại ra thị trường cạnh tranh, nguồn hàng vận tải nội địa tăng, thị trường ổn định, hệ số hiệu quả khai thác cao, các DN sẽ tăng được doanh thu, và giá cước vận tải nội địa sẽ ổn định.
THÁCH THỨC
Tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn băn khoăn về công tác quản lý, đội ngũ nhân lực, năng lực tài chính và hiệu quả của đội tàu thủy nội địa. Đặc biệt là vấn đề về giá cước vận tải có thể dẫn đến tình trạng độc quyền như trước đây. Mặt khác, do tính chất không chuyên nghiệp, và cách kinh doanh “ăn xổi ở thì” thì liệu cơ chế mới này có ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu của VN.
Thứ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Văn Công băn khoăn: Số lượng và tải trọng tàu trong nước có thể đáp ứng được, nhưng có nhiều tàu mớn nước khá lớn nên chưa chắc vào được cảng VN, đơn cử có hai tàu đang “đắp chiếu” do có mớn nước 11m, chỉ vào được một số cầu cảng của Cái Mép - Thị Vải, không thể vào được cảng Hải Phòng.
Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, đội tàu VN sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh mọi mặt có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đặc biệt là hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu. Nếu hàng hóa bị đình trệ, VN có thể mất thị trường lớn.
Chi phí, thời gian ảnh hưởng lớn đến giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu giá cao, chất lượng dịch vụ kém sẽ không đáp ứng được yêu cầu của chủ hàng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc tạo điều kiện cho DN vận tải trong nước hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, là cần thiết. Vấn đề là ở chỗ, các DN vận tải đường thủy phải biết tận dụng cơ hội?