Tác động của công nghệ thông tin tới hoạt động logistics
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 08:00, 01/01/1970
CÁC XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG LOGISTICS
Từ những năm 80, người ta đã sử dụng công nghệ mã số (bar code), trao đổi thông tin điện tử (EDI–electronic data interchange) để thông tin trao đổi dữ liệu giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài công ty. Ngoài ra còn phải kể đến vệ tinh, máy fax, máy photo, và các dụng cụ ghi băng, ghi hình khác. Nhờ những phương tiện này mà DN nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động logistics và tạo ra một vị trí quan trọng cho logistics tại DN.
Sang những năm đầu thế kỷ 21, hoạt động logistics có những chuyển biến lớn trước những thay đổi đáng kinh ngạc của nền kinh tế toàn cầu mà xu hướng quan trọng nhất là sự phát triển của CNTT trong đó Internet đóng vai trò quyết định. Những thay đổi này bắt đầu tại các quốc gia có ngành logistics phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore và lan rộng sang các quốc gia có nền kinh tế mở, trong đó có VN.
Trước hết là xu hướng máy tính hóa các hoạt động quản trị dữ liệu logistics trở nên phổ biến. Trong lĩnh vực logistics, máy tính ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình. Để thực hiện quy trình logistics cần rất nhiều công việc và nhiều công văn, giấy tờ, chứng từ. Khi sản xuất phát triển, lượng hàng hóa nhiều, phức tạp về chủng loại, rộng về địa bàn và đòi hỏi chặt chẽ về thời gian, lượng chứng từ thì việc xử lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của máy vi tính. Nhờ có máy tính, số lượng hồ sơ khổng lồ được ghi lại và xử lí. Các nhân viên logistics được giải phóng khỏi những công việc sự vụ giấy tờ. Nhờ xử lý số liệu nhanh nên các nhà quản trị logistics có thể đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn.
Xu hướng ứng dụng kết nối thông tin mạng với nhà cung cấp và khách hàng tăng nhanh góp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả các giao dịch đầu vào và đầu ra. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, những công ty nào thành công trong việc quản lý logistics và chuỗi cung ứng sẽ có khả năng sống sót trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Phần lớn các công ty tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thông tin logistics hiện đại trong đã trang bị hệ thống máy tính kết nối hiệu quả. Sức mạnh của mạng internet trong tốc độ truyền tải thông tin và liên kết còn làm thay đổi kỳ vọng của khách hàng với các nhà cung cấp. Nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng ngày càng cao hơn. Trước đòi hỏi mới này, các công ty đã nhanh chóng sử dụng công nghệ Internet không chỉ để kết nối nhu cầu thông tin của khách hàng với khả năng cung cấp của DN một cách tức thời mà còn là một phương tiện kinh doanh hiện đại, nhằm đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng một cách chính xác.
Xuất hiện những mô hình kinh doanh mới. Phát triển các liên kết thông tin qua phương thức mới đã hình thành nên mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử hoặc những mạng lưới cung ứng tiên tiến với các phương pháp quản lý khách hàng hiện đại có tốc độ tức thì. Xu hướng này hình thành kênh cung cấp mới và tân tiến có khả năng hỗ trợ việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng. Công ty máy tính Dell đã rất thành công với mô hình kênh phân phối này, nó cho phép tăng nhanh tốc độ cung cấp và giảm đáng kể chi phí vận động hàng hóa.
Ngoài ra nhiều kỹ thuật thông tin hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực logistics như Công nghệ mã vạch (Barcoding) là công nghệ nhận dạng tự động cho phép tạo tính nhất quán cho các sản phẩm và đưa chúng vào các dây chuyền cung ứng một cách năng suất và hiệu quả. XML (Extensible markup languge) là phương pháp đóng gói thông tin để truyền tải trên Internet. Đây là cách đóng gói thông tin có hiệu quả cao, giúp dễ dàng tiếp cận với bất kỳ cá nhân hay công ty nào có khả năng về Internet hoặc mạng. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) là một chương trình máy tính được mô phỏng như một chuyên gia. Phần mềm này có thể giúp giải quyết những vấn đề, xác định các giải pháp thay thế và đưa ra những lời tư vấn không khác gì các chuyên gia. Kỹ thuật tần số Radio (Radio frequency technology)đặc biệt hữu ích đối với nhà kho hoặc trung tâm phân phối. Kỹ thuật cho phép người sử dụng tiếp nhận thông tin thông qua năng lượng của sóng điện từ với một thiết bị đầu cuối tại một trạm cơ sở được kết nối với máy chủ. Khi kết hợp với mã vạch của hệ thống hàng tồn kho nó cho phép xác nhận số lượng các mặt hàng hàng tồn kho. Một hệ thống RF có thể cập nhật những số liệu về hàng tồn kho chỉ trong giây lát. Kết quả là chất lượng của việc thực hiện chính xác đơn hàng và vận chuyển hàng đã được cải tiến đáng kể.
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LOGISTICS VÀ HƯỚNG ĐI CHO DN
Tại những DN ứng dụng thương mại điện tử, các hoạt động logistics có nhiều thay đổi về bản chất (Bảng 1). Những khác biệt này giúp cho các DN thương mại điện tử có được lợi thế về tốc độ cung ứng và chi phí thực hiện các hoạt động logistics, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN này về cả tốc độ cung cấp dịch vụ và lợi thế cắt giảm chi phí. Điều này cũng cho phép các DN này tận dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh trên thị trường.
Hoạt động | Logistics truyền thống | E- Logistics |
Đơn đặt hàng | Dự báo | Thay đổi, l« nhá |
Khoảng thời gian đặt và nhận hàng | Theo tuần | Ngày hoặc giờ |
Khách hàng | Chiến lược | Phạm vi rộng |
Dịch vụ khách hàng | Bị động, cố định | Phản ứng nhanh, linh hoạt |
Bổ sung dù tr÷ | Theo kế hoạch | Theo thực tế |
Chiến lược phân phối | Chiến lược đẩy | Chiến lược kéo |
Nhu cầu | Ôn định, chắc chắn | Theo chu kỳ |
Khối lượng hàng gửi | Lớn | Nhỏ |
Điểm đến | Tập trung | Phân tán hơn |
Kiểm soát kho hàng | Tuần/tháng | - Liên tục, theo qui luật |
Liên kết | Thủ công | Tự động |
Bảng 1: Những thay đổi về nghiệp vụ logistics trong thương mại điện tử
(Nguồn: The management of business logistics - 2004)
Trên đây là một số khuynh hướng biến đổi cơ bản về hoạt động logistics trong kênh phân phối trước tác động của CNTT tại các quốc gia phát triển. Điều này cho thấy các DN VN cũng cần nhanh chóng tìm ra cho mình những hướng đi trong tương lai để mau chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đồng thời ứng dụng linh hoạt vào kinh doanh nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình. Các DN cần xây dựng cho mình chiến lược công nghệ phù hợp, trong đó đặc biệt chú ý tới chiến lược đầu tư cho hạ tầng công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
Trước hết là thay đổi cơ bản về nhận thức với vai trò của internet, và kinh doanh điện tử (E-bussiness) đây không chỉ là một phương tiện truyền thông hiện đại mà còn là một phương thức kinh doanh tiên tiến, có những lợi ích hơn hẳn và không thể phủ nhận trong tương lai. Nếu các DN muốn cạnh tranh và tồn tại không thể không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại hình kinh doanh này cho dù có thực sự muốn trở thành một công ty số hóa hay chỉ cạnh tranh với loại hình này.
Trang bị máy tính và nối mạng máy tính bên trong cũng như bên ngoài là rất cần thiết cho các DN. Nhưng vấn đề là tận dụng các trang thiết bị và hệ thống mạng này như thế nào cho hiệu quả với hoạt động logistics lại đòi hỏi ở các DN một tầm nhìn cao hơn. Không chỉ là trang bị thiết bị và nối mạng đồng bộ là đủ, việc sử dụng các chuyên gia logistics có trình độ và khả năng quản trị thông tin mạng là vô cùng quan trọng. Họ phải được huấn luyện, đào tạo và sử dụng một cách có kế hoạch.
Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống hạ tầng CNTT ở VN còn chưa phát triển, việc xây dựng các yếu tố hạ tầng và hỗ trợ của nhà nước, các bộ, ngành là rất cần thiết nhằm tạo nền tảng cho những bước đi cần thiết của các DN VN trong tương lai.