Incoterms®2010

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 09:41, 12/02/2014

(VLR) Mục đích của Incoterms là hạn chế và tránh những sự diễn giải không giống nhau về các quy tắc thương mại quốc tế ở những nước khác nhau, đồng thời giúp việc soạn thảo các hợp đồng mua bán quốc tế đơn giản và rõ ràng, Phòng Thương mại Quốc tế ICC (International Chamber of Commerce ) đã xuất bản bộ quy tắc Incoterms. Phiên bản đầu tiên của Incoterms được xuất bản vào năm 1936, và sau đó được cập nhật theo định kì. Phiên bản mới nhất là Incoterms 2010 được xuất bản vào 1.1.2011 là phiên bản hiện hành, mười năm sau ngày Incoterms 2000 có hiệu lực. Sự điều chỉnh nhằm cập nhật các sự thay đổi trong thực tiễn và hoàn chỉnh bộ quy tắc này.

Mục đích của Incoterms là hạn chế và tránh những sự diễn giải không giống nhau về các quy tắc thương mại quốc tế ở những nước khác nhau, đồng thời giúp việc soạn thảo các hợp đồng mua bán quốc tế đơn giản và rõ ràng, Phòng Thương mại Quốc tế ICC (International Chamber of Commerce ) đã xuất bản bộ quy tắc Incoterms. Phiên bản đầu tiên của Incoterms được xuất bản vào năm 1936, và sau đó được cập nhật theo định kì. Phiên bản mới nhất là Incoterms 2010 được xuất bản vào 1.1.2011 là phiên bản hiện hành, mười năm sau ngày Incoterms 2000 có hiệu lực. Sự điều chỉnh nhằm cập nhật các sự thay đổi trong thực tiễn và hoàn chỉnh bộ quy tắc này.

Incoterms là viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế là một bộ các điều khoản (thuật ngữ) thương mại liên quan đến các thương vụ theo hợp đồng được định nghĩa, diễn giải và viết tắt bằng dãy 3 chữ cái. Quy tắc của Incoterms là nhằm làm rõ các vấn đề trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong vận tải và giao nhận hàng hóa.

Incoterms được các chính phủ và các tổ chức hợp pháp công nhận để diễn giải các thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Việc áp dụng các điều khoản cần ghi rõ trong hợp đồng thương mại là theo Incoterms phiên bản nào. Thí dụ CIF Incoterms® 2010,...

Trong 10 năm, từ năm 2000 đến 2010, thế giới có nhiều thay đổi về chính trị, kinh tế cũng như công nghệ, nên thương mại quốc tế cũng có những thay đổi. Những thay đổi quan trọng và nó được thể hiện trong Incoterms 2010 như:

  • Sự tiến triển của quá trình toàn cầu hóa đã hình thành các liên minh (như Liên minh châu Âu - EU,...), và các khu vực tự do buôn bán. Giữa các quốc gia trong các liên minh này thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa với nhau tại biên giới không còn quan trọng nữa. Vì vậy theo Incoterms 2010 nghĩa vụ thông quan chỉ áp dụng khi nào bắt buộc. Nếu như trước kia Incoterms chỉ áp dụng trong thương mại quốc tế, thì nay có thể áp dụng cho cả buôn bán nội địa như đã chính thức khẳng định trong tiêu đề phụ của Incoterms® 2010. Như vậy nếu luật thương mại của quốc gia cho phép, không bắt buộc, thì trong buôn bán nội địa vẫn có thể áp dụng Incoterms. Một số nước như Mỹ trong buôn bán nội địa người ta vẫn hay dùng Incoterms.
  • Sự phát triển của hệ thống vận tải, logistics trong thương mại quốc tế. Hệ thống vận tải đường ống qua nhiều quốc gia đã làm thay thế nhiều cho việc chuyên chở bằng tàu biển các mặt hàng dầu mỏ... Hàng nguyên liệu đồng nhất, khác với hàng hóa chế biến, thường được bán nhiều lần trong quá trình vận chuyển theo một “dây”. Có tài liệu gọi là "chuỗi", nhưng để tránh hiểu lầm với khái niệm "chuỗi" trong "chuỗi cung ứng", chúng tôi gọi là "dây" (String). Khi đó, người bán ở giữa "dây" không phải là "người gửi” hàng (shipper) vì chúng đã được gửi bởi người bán đầu tiên trong "dây". Người bán ở giữa "dây" chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người mua không phải bằng việc gửi hàng mà bằng việc “mua” hàng hóa đã được gửi. Nhằm mục đích làm rõ vấn đề này, Incoterms® 2010 đưa thêm nghĩa vụ “mua hàng đã gửi” như một phương án thay thế cho nghĩa vụ gửi hàng trong các quy tắc Incoterms thích hợp. Quy định này cũng có thể áp dụng cho việc mua bán trong một chuỗi cung ứng mà hàng cũng có thể đổi chủ nhiều lần, thí dụ chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ có thể qua các các chủ là người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ (các cửa hàng), và việc giao nhận lại có thể chỉ là một công ty logistics quản lý chuỗi đó từ người sản xuất đến tay người bán lẻ.
  • Sự phát triển của CNTT đã giúp các giao dịch điện tử trở nên phổ biến và tin cậy và dần thay thế các giao dịch bằng giấy. Incoterms® 2010 đã cập nhật sự thay đổi này nên cho phép các trao đổi thông tin bằng điện tử có hiệu lực tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy, miễn là được các bên đồng ý hoặc theo tập quán.

·Incoterms đưa ra hai điều kiện giao hàng mới làDAT - Delivered at Terminal (ghi tên terminal) và DAP - Delivered at Place (ghi địa điểm đến) thay thế cho 4 điều kiện cũ trong Incoterms 2000 là DEQ, DAF, DES và DDU. Sự thay đổi này không chỉ làm ngắn gọn bớt các điều khoản mà nó cũng thể hiện sự thay đổi của hệ thống vận tải. Việc sử dụng container trong liên vận chuyển, các bãi (depot) container trở thành cảng cạn (ICD) nên việc thông quan không chỉ tại "tàu" (ship), "bến" (quay) mà còn có thể ở các nơi ngoài khác như Incoterms 2010 gọi là terminal.

Theo DAT người bán phải dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển rồi giao cho người mua. Điều kiện này giống như điều kiện DEQ cũ (Incoterms 2000), nhưng thay thế "Ex Quay" bằng "At Terminal". Thuật ngữ terminal ở đây có thể là cầu cảng (quay), bãi container, cảng hàng không, ga xe lửa,... Điều này làm rõ ràng hơn khi hàng hóa vận chuyển bằng container. DAT quy định chi phí dỡ hàng và những rủi ro trong quá trình dỡ hàng tại terminal là trách nhiệm của người bán.

DAP (Delivered at Place) chỉ khác DAT ở chỗ người bán phải chịu trách nhiệm tiếp tục xếp hàng lên phương tiện kế tiếp và đưa đến nơi giao hàng.

Bốn (4) điều kiện trong Incoterms 2000 bị loại là DAF - Delivered at Frontier chỉ dùng trong vận tải đường sắt hay đường bộ, DES (Delivered Ex Ship), DEQ (Delivered Ex Quay) và DDU (Delivered Duty Unpaid).

Các điều kiện giao hàng và phân bổ chi phí giữa người bán và người mua theo Incoterms 2010 được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng phân bổ chi phí giữa người bán và người mua theo các điều kiện của Incoterms 2010

Incoterms

2010

Làm thủ tục khai hải quan

Vận chuyển hàng tới cảng xuất

Dỡ hàng khỏi xe tại cảng xuất

Chi phí xếp hàng ở cảng xuất

Vận chuyển (bằng máy bay hay tàu) tới cảng nhập

Chi phí dỡ hàng ở cảng nhập

Bảo hiểm

Xếp hàng lên xe ở cảng nhập

Vận chuyển tới nơi đến

Làm thủ tục khai báo hải quan nhập hàng

Thuế nhập khẩu

EXW

(Ex Works)

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

FCA

(Free Carrier)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

FAS

(Free Alongside Ship)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

FOB

(Free On Board)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

CPT

(Carriage Paid To)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

CFR

(Cost and Freight)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

CIF

(Cost, Insurance and Freight)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

CIP

(Carriage and Insurance Paid to)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

DAT

(Delivered at Terminal)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

DAP

(Delivered at Place)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

NGƯỜI MUA

DDP

(Delivered Duty Paid)

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI BÁN

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/incoterms