Kho vận hiệu quả: Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 09:47, 29/04/2014
Những phát hiện chính:
• Trong khi Việt Nam đã đạt được kỷ lục đáng kể về phát triển kinh tế trong 20 năm vừa qua, những cầu lái cho sự tăng trưởng ấy đang cạn kiệt với tốc độ nhanh chóng, khiến cho việc tìm kiếm những nguồn lực tăng trưởng mới ngày càng cấp bách hơn.
• Ngành dịch vụ kho vận thương mại và vận tải hàng hoá cạnh tranh hơn có thể trở thành một nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững qua những tác động tích cực lên năng suất và ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng cạnh tranh kinh doanh.
• Chi phí cho các hoạt động kho vận ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, và Thái Lan, chủ yếu do sự thiếu khả năng dự báo trong chuỗi cung ứng.
• Thiếu khả năng dự báo trong chuỗi cung ứng làm tăng chi phí kho vận do các doanh nghiệp phải tích trữ nhiều hàng tồn kho hơn mức cần thiết để quản lý hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân gốc rễ cho sự thiếu ổn định trong chuỗi cung ứng là:
- Những quy định cồng kềnh và không thống nhất của chính phủ;
- Thiếu tự động hoá trong các quy trình liên quan đến thương mại như thông quan thương mại;
- Lập kế hoạch cho các phương thức vận tải rời rạc;
- Các công ty vận chuyển hàng qua đường thủy và cung cấp dịch vụ kho vận cho rằng thanh toán tạo thuận lợi là cần thiết để giảm thiểu sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng;
- Rào cản xâm nhập thị trường thấp trong ngành vận tải đường bộ;
- Sự mất cân bằng cung-cầu trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng.
• Ước tính cho thấy công ty vận chuyển hàng qua đường thủy chi khoảng 100 triệu đô la Mỹ hàng năm cho các chi phí lưu kho phụ trội do chậm trễ trong thông quan xuất nhập khẩu, và đến năm 2020 thì con số này ước tính sẽ lên đên 180 triệu đô la Mỹ.
Khuyến nghị chính sách:
• Hạn chế tối đa các thủ tục giấy tờ trong thông quan hải quan và kỹ thuật cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
• Đảm bảo rằng các quy định của chính phủ được giải thích, áp dụng và thực thi một cách minh bạch và nhất quán, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế.
• Xác định và quản lý “các hành lang kho vận đa phương thức” ở những nơi các công-ten-nơ hàng hoá được chuyển qua xe tải và xà lan có thể di chuyển trên một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và với ít trì hoãn do các thủ tục pháp lý nhất.
• Nâng cao liên kết giữa nội địa và các cảng nước sâu ở các cổng giao dịch quốc tế của miền Bắc và miền Nam; xây dựng và thực thi một kế hoạch cân bằng cung-cầu trong các dịch vụ xử lý bốc dỡ hàng hoá công-ten-nơ ở các cổng giao dịch quốc tế.
• Tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường của các các hãng quốc tế vào thị trường vận tải và các công ty cung cấp dịch vụ kho vận trọn gói của bên thứ ba và khuyến khích phối hợp giữa các hãng vận tải trong nước và quốc tế trong thị trường này.
• Thúc đẩy sự cân bằng cung-cầu một cách bền vững hơn trong ngành vận tải đường bộ.