Chiến lược phát triển mô hình kinh doanh mua theo nhóm

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 10:12, 21/10/2014

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Groupon là một từ được ghép từ chữ viết tắt của hai từ “group” và “coupon”. Groupon có thể được hiểu là cách thức mua hàng giá rẻ qua mạng. Khi tổng số người tham gia mua hàng đạt được một số tối thiểu nào đó đã được đưa ra trước từ nhà cung ứng, người mua sẽ có cơ hội được sở hữu hàng hóa/dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thị trường của hàng hóa/dịch vụ đó. Mức giảm giá thường từ 20-90%.

(Vietnam Logistics Review)Groupon là một từ được ghép từ chữ viết tắt của hai từ “group” và “coupon”. Groupon có thể được hiểu là cách thức mua hàng giá rẻ qua mạng. Khi tổng số người tham gia mua hàng đạt được một số tối thiểu nào đó đã được đưa ra trước từ nhà cung ứng, người mua sẽ có cơ hội được sở hữu hàng hóa/dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thị trường của hàng hóa/dịch vụ đó. Mức giảm giá thường từ 20-90%.

MÔ HÌNH KINH DOANH GROUPON

Nhiều người cho rằng, Groupon là một hình thức phát triển của thương mại điện tử, cụ thể là mô hình thứ 4 của thương mại điện tử - gọi tắt là B2T (Business to Team) sau B2B, B2C, C2C. Thật ra đây là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và
quảng cáo.

Mô hình kinh doanh Groupon do Andrew Mason thành lập ở Chicago, Mỹ vào năm 2008. Đây là mô hình đơn giản, tiện lợi, hơn hẳn các hình thức mua theo nhóm trước đây và đặc biệt là thành công ấn tượng đã khơi dậy một trào lưu về mô hình mua theo nhóm trên toàn thế giới. Nguyên tắc hoạt động của mô hình này là: Mỗi ngày một mặt hàng giảm giá; Mỗi mặt hàng phải đạt một lượng người mua nhất định mới được giảm giá; Cơ sở bán hàng giảm giá không được cách nơi ở của người mua quá xa.

Vào thời điểm khủng hoảng kinh tế (2008), Groupon thực sự là chiếc phao cứu sinh cho các DN và giới dịch vụ. Trong khi khách hàng đang hạn chế chi tiêu, ngân hàng hạn chế cho vay, tiền chi cho quảng cáo lại đắt, không cắt giảm được, thì hợp tác với Groupon giúp các DN vừa bán được nhiều hàng hơn, vừa marketing về sản phẩm và DN của mình một cách hiệu quả, mà giá lại phải chăng. Người tiêu dùng đến với Groupon thường xuyên mua được deal giá rẻ. Groupon, với vai trò cầu nối giữa khách hàng - nhà cung cấp, cũng kiếm được không ít lợi nhuận. Đây được coi là hình thức hợp tác WIN - WIN - WIN (các bên tham gia cùng có lợi).

PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GROUPON

Mô hình kinh doanh Groupon thực hiện theo cách thức sau:

(1): Groupon ký hợp đồng với DN địa phương và sắp xếp cho việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ giảm giá của DN thông qua trang web của mình.

(2): Hàng ngày, Groupon sẽ gửi giới thiệu về các sản phẩm/dịch vụ đang chào bán trên trang web (daily deal) cho khách hàng trực tuyến. Khách hàng phải đăng ký mua trước khi deal này hết hạn, Công ty Groupon sẽ gửi cho khách hàng một phiếu giảm giá (coupon) cho một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ được thực hiện chỉ khi một số lượng tối thiểu nhất định người đăng ký mua trong một khoảng thời gian. Nếu số lượng tối thiểu của người mua không đạt thì người mua sẽ được trả lại tiền và các phiếu giảm giá trở nên vô dụng.

(3): Khách hàng thanh toán trực tiếp cho trang web Groupon, sau đó Groupon sẽ thanh toán lại cho nhà cung cấp, sau khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng. Tùy từng hợp đồng, các trang web Groupon có thể thỏa thuận với DN về mức chiết khấu. Tại DeinDeal, lệ phí này là cố định ở mức 40% giá bán giảm giá của hàng hóa dịch vụ (Sebastian Köpp, Aliaksei Mukhachou,2012).

(4): Nhà cung cấp trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Groupon.Inc là công ty đầu tiên được thành lập trong lĩnh vực này. Sau 16 tháng hoạt động, từ tháng 11.2008 đến tháng 4.2010, Groupon.Inc được định giá 1,35 tỉ USD, gấp 10 lần giá trị khoản đầu tư ban đầu của công ty. Groupon.Inc trở thành công ty nhanh nhất trong lịch sử đạt 1 tỷ USD doanh thu kể từ khi thành lập. Do sự phát triển nhanh chóng này, tháng 11 năm 2010, Google đã đề nghị mua lại Groupon với giá 6 tỷ USD. Kế hoạch này gần gấp đôi so với hợp đồng mua lớn nhất mà Google từng thực hiện - mua
DoubleClick với giá 3,1 tỷ USD vào năm 2007. Nhưng Groupon từ chối lời đề nghị của Google (Weiss, 2010).

Tháng 11.2011, Groupon phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thu về 700 triệu USD, đánh dấu vụ IPO lớn thứ nhì từ trước đến nay của các công ty internet sau vụ phát hành trị giá 1,7 tỉ USD hồi năm 2004 của Google. Số tiền huy động được cao hơn 30% so với kỳ vọng của công ty (Alistair Barr và Clare
Baldwin, 2011).

Chính từ những thành công như vậy, mô hình này đã nhanh chóng được nhân rộng ở gần 48 quốc gia trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, mỗi DN, mô hình kinh doanh này có những biến thể khác nhau và khác so với mô hình ban đầu. Groupon bắt đầu được biết đến rộng rãi ở VN từ nửa cuối 2010 và phát triển mạnh trong năm 2011, đến nay các website mua hàng theo nhóm đã trở nên quen thuộc với một bộ phận người tiêu dùng tại các thành phố lớn, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên và nhân viên văn phòng. Có thể kể đến một số trang web như: hotdeal, nhommua,
mua chung, cungmua…

Tuy nhiên hiện tại, mô hình kinh doanh này đang gặp nhiều thách thức: Nhiều DN được thành lập nên mức độ cạnh tranh cao, phân chia lợi nhuận; Lòng trung thành của khách hàng với các trang web
Groupon không bền, họ có thể dễ dàng chuyển sang mua sản phẩm ở các trang web đối thủ; Niềm tin của các nhà cung cấp đang suy giảm, họ cho rằng khi chương trình khuyến mại kết thúc, khách hàng sẽ mua sản phẩm khuyến mại khác thay vì quay trở lại mua hàng của các DN cung cấp…

Nhiều DN thành lập trong lĩnh vực này đã bị thua lỗ, phá sản. Ngay như Groupon.Inc cũng thua lỗ 85,5 triệu USD và đã sa thải giám đốc điều hành Andrew Mason vào tháng 08.2013 (http://investor.groupon.com/results.cfm). Có nhiều câu hỏi đặt ra về sự bền vững của mô hình.

DN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Hiện tại, mỗi DN tùy vào thực trạng của mình sẽ xây dựng những chiến lược phát triển riêng, hy vọng, mô hình kinh doanh Groupon sẽ tồn tại và phát triển hơn nữa trong tương lai. Một số chiến lược có thể kể
đến như:

- Tập trung vào phát triển công nghệ: thiết kế và quản lý lại trang web nhằm thu hút khách hàng; chào bán deal mới thông qua các thiết bị điện thoại smart phone;

- Nâng cao chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tạo lòng tin cho khách hàng: bằng cách lựa chọn nhà cung cấp ngay từ đầu;

- Để tạo lòng trung thành của khách hàng, trang web có thể khuyến mại thêm cho khách hàng thông qua các hình thức điểm thưởng, điểm
tích lũy.

- Tư vấn cho nhà cung cấp về cách thức quảng cáo, lựa chọn mặt hàng nhằm thu hút và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng;

- Cắt giảm những chi phí không cần thiết: thuê kho bãi gần nơi cung cấp, giảm chi phí vận chuyển; phân loại, gửi email cho từng đối tượng khách hàng cụ thể liên quan đến mỗi loại hàng hóa/dịch vụ thay vì gửi
đại trà..