Bốn mẹo chọn đối tác hoàn hảo
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 14:49, 19/08/2016
(Vietnam Logistics Review)Tìm kiếm và nuôi dưỡng các quan hệ đối tác quý là điều rất quan trọng với nhà sản xuất. Các đối tác này có thể giúp nhà sản xuất mở rộng dịch vụ hoặc sản phẩm; giúp quy trình của họ hiệu quả hơn; và giúp xác định,tìm kiếm đúng thiết bị phù hợp.
Khi các nhà sản xuất tung ra một sản phẩm mới hoặc có những điều chỉnh lớn trên một sản phẩm hiện có, họ thường cần tìm đối tác tiềm năng có khả năng giúp họ thành công. Các đối tác này có thể là “người quen” của công ty, như các nhà cung cấp cũ, nhà sản xuất thiết bị hoặc nhà tư vấn. Nhu cầu của nhà sản xuất trong các lần ra mắt sản phẩm khác nhau là khác nhau, và các nhà cung cấp hiện tại có thể không đáp ứng được, dẫn đến việc tìm kiếm các đối tác mới.
Kịch bản này thường dấy lên những câu hỏi, như làm sao ta biết tìm đến nơi có đối tác hoàn hảo, làm sao biết ta đã tìm đúng người, hoặc làm sao ta biết họ có khả năng cung cấp những gì ta cần vào lúc ta cần nhất. Nếu bạn đang chuẩn bị tham gia vào một mối quan hệ đối tác mới, hãy tiếp tục đọc bốn lời khuyên dưới đây để giúp bạn chọn được một trợ thủ hoàn hảo. Một số lời khuyên cũng rất hữu ích nếu bạn đang chuẩn bị lên kế hoạch cho mục tiêu mới với các đối tác hiện tại.
Lời khuyên số 1: Hãy tự tìm hiểu Bạn sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc để làm việc với một ai đó, bạn có trách nhiệm với bản thân và với công ty phải tìm hiểu kỹ về họ. Bài tập về nhà cho bạn đấy! Hãy tạo thói quen nghiên cứu kỹ những điều dưới đây với các đối tác tiềm năng trước khi đặt bút ký vào hợp đồng. |
Lời khuyên số2: Xác định kết quả bạn muốn Giả sử, một đối tác mới đến gõ cửa nhà bạn, và đề nghị tăng doanh thu của bạn lên 50%. Có điều, lúc này bạn đang chật vật để bán từng sản phẩm, và bạn nghi ngờ mình không có khả năng xử lý thêm bất kỳ vấn đề phát sinh nào. Lúc này những gì bạn cần là ai đó giúp bạn sử dụng các nguyên tắc sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) để loại bỏ hoang phí ra khỏi quy trình. Cam kết với một đối tác hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận nghe thật tuyệt vời, nhưng nếu họ không có khả năng đóng góp vào kết quả bạn mong đợi thì họ chỉ là vật cản khiến bạn thêm tốn kém. Bạn cần phải xác định kết quả mình muốn thu được từ dự án trước khi tham gia vào bất kỳ mối quan hệ đối tác nào. Để xác định xem mình muốn gì, hãy tự hỏi bản thân và các đồng nghiệp trong nhóm: Bạn muốn thay đổi gì sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ ra mắt? Có thể đó là tăng doanh số bán hàng, có thị trường mới, hoặc tăng tận dụng thiết bị. Mục tiêu của bạn phải phù hợp với khả năng của đối tác. Nếu không xác định được cái mình muốn, bạn có thể sẽ là nạn nhân của các lời hứa viễn vông, là thảm họa đường dài. Hãy hình dung kết quả trong đầu! |
Lời khuyên số3: Hoạch định công việc chi tiết Một khi đã xác định kết quả mình muốn, làm thế nào bạn đạt đến kết quả đó? Nhóm của bạn có thể xử lý những phần nào trong kế hoạch công việc, và đối tác bạn thuê sẽ phải hoàn thành những gì? Hãy soạn thảo một tài liệu chi tiết để bất kỳ ai đọc vào đều nắm rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Nếu bạn trình bày tài liệu này trong cuộc họp đầu tiên, bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm nào về kế hoạch dự án sẽ được bàn thảo ngay lập tức. Điều này cũng giúp dự án không bị lệch hướng - khi một đối tác “đi lạc” khỏi phạm vi của dự án, thường dẫn đến phí hủy đơn hàng hoặc chi phí phát sinh về phía khách hàng để lái công việc về phạm vi cũ. • Họ có kinh nghiệm gì với các dự án tương tự và với các đối tác giống như bạn? • Có những ai giới thiệu/chứng nhận cho họ hay không? • Họ đã làm công việc này được bao lâu và đã đạt được những thành tựu gì (ví dụ như hiệu suất mà các nhà sản xuất trước đạt được khi sử dụng thiết bị của họ, hoặc mức tăng trưởng mà các khách hàng trước thu được nhờ vào hoạt động tiếp thị của họ)? • Những nhân vật chủ chốt giúp bạn có kinh nghiệm tới đâu? Bạn nên xem qua bản lý lịch công việc mới nhất của những người này. |
Lời khuyên số 4: Nghe theo trực giác Trực giác của bạn đôi khi cũng rất đáng cân nhắc. Giả sử bạn gặp được một đối tác tiềm năng mới, nhưng bạn cảm thấy có gì đó không ổn. Khi cuộc họp kết thúc, hãy dành vài phút thảo luận với các đồng nghiệp trong nhóm (và tất nhiên, bạn cần lập một nhóm nhân viên từ các phòng ban khác nhau để đánh giá đối tác hiệu quả hơn). Hãy đi một vòng và thu thập ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm. Liệu có ai khác cũng cảm thấy như bạn? Nhiều khả năng là, nếu bạn nhận thấy có vấn đề thì cũng có người khác cảm thấy như vậy, nhưng đây là một cách tốt để xác định xem ấn tượng ban đầu đó có đáng tin hay không. Những lần sau, khi bạn cần chọn đối tác để hỗ trợ cho một dự án mới, chúng tôi hy vọng bạn sẽ thấy những lời khuyên này hữu ích. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đây là quá trình căn bản giúp bạn không phải hối hận khi hợp tác với một đối tác mới, không lãng phí thời gian và tiền bạc của DN. |