Vận chuyển hàng không: Mối liên kết trực tiếp đến chuỗi giá trị toàn cầu
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 11:31, 24/03/2017
(Vietnam Logistics Review)Đối với các quốc gia đang phát triển, khả năng để trở thành một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chains – GVC) phụ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp của họ trong một lĩnh vực cụ thể - ví dụ như sản xuất, nghiên cứu và phát triển, lắp ráp. Theo bảng báo cáo Value of Air Cargo: Air Transport and Global Value Chains từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), những quốc gia cần tập trung vào cơ sở hạ tầng hàng không nhằm có hy vọng để trở thành một mắc xích trong những chuỗi giá trị này.
Thực tế, chúng ta có thể thấy được sự tương quan khá trực tiếp giữa các kết nối vận tải hàng không và tổng giá trị thương mại của mỗi quốc gia. Theo các chuyên gia, 1% tăng trưởng trong hoạt động vận tải hàng không sẽ có liên hệ đến 6,3% tăng trưởng trong tổng số xuất – nhập khẩu.
Vai trò của ngành vận tải hàng không thậm chí còn quan trọng hơn hết khi được áp dụng cho các ngành công nghiệp tiên tiến, hàng hóa có giá trị cao và những lĩnh vực khác với nhu cầu vận chuyển nhanh chóng, an toàn, đáng tin cậy.
Sự gia tăng trong thương mại đã được thúc đẩy chủ yếu bởi việc xuất khẩu phi hàng hóa, được thực hiện tự do hóa thương mại và phân phối của quá trình sản xuất vượt qua khỏi cửa khẩu các quốc gia.
Để nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này, IATA đã thiết kế một dự án nghiên cứu kết hợp giữa hàng không, quản lý cửa khẩu và chuyên môn hóa thương mại với mục đích làm sáng tỏ vai trò chính của vận tải hàng không trong việc hỗ trợ các quốc gia hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu.
Là một phần của dự án nghiên cứu này, IATA ủy quyền cho đội tư vấn xây dựng thương mại (Developing Trade Consultant) nhằm thực hiện nghiên cứu này. Lần đầu tiên, các hoạt động vận tải hàng không và việc tham gia vào thương mại toàn cầu sẽ được đo đạc chính xác nhất.
Theo nghiên cứu, hai chỉ số cụ thể về hàng hóa hàng không được lấy từ Air Trade Facilitation Index (ATFI) và eFreight Friendliness Index (EFFI) – sẽ được phát triển để đánh giá hiệu quả của các quy định thông minh về cửa khẩu, dịch vụ chăm sóc khách hàng và chuỗi cung ứng cho ngành logistics.
Ông Glyn Hughes, chủ tịch đơn vị hàng hóa của IATA toàn cầu cho biết rằng việc tạo thuận lợi thương mại với các quá trình vận chuyển hàng hóa hiệu quả đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ và ngành công nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chuẩn và các thỏa thuận toàn cầu nhằm thúc đẩy thương mại và hỗ trợ các hãng hàng không và hiện đại hóa quy trình.
Vận tải hàng không là chiếc chìa khóa chính trong việc hỗ trợ hệ thống thương mại toàn cầu ngày nay, với ước tính khoảng 35% giá trị thương mại toàn cầu được thực hiện bằng hàng không – mặc dù ngành này chỉ bao quát 1% tổng thể tích hàng hóa được vận chuyển. |
Ông còn cho biết thêm: “Đổi lại, ngành công nghiệp cần nắm lấy những cơ hội để cải thiện khả năng cạnh tranh và cung cấp cho khách hàng với chất lượng vận chuyển cao cấp hơn, dịch vụ và khả năng dự báo tốt hơn”.
Chuỗi giá trị toàn cầu: Thị trường và mô hình phát triển mới
Trong các nghiên cứu gần đây, khái niệm về một chuỗi giá trị đã được sử dụng nhằm phân tích định nghĩa của thương mại quốc tế của chuỗi giá trị toàn cầu. Theo khái niệm này, chuỗi toàn cầu bao gồm “đầy đủ các hoạt động được yêu cầu để cung cấp cho một sản phẩm – từ thiết kế, nguồn nguyên liệu gốc, thị trường, nhà phân phối và hỗ trợ dịch vụ cho đến khách hàng cuối cùng của sản phẩm này”.
Để tiếp tục tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế toàn cầu, IATA cũng đưa ra một số khuyến cáo chuyên sâu về ngành vận tải hàng không với những ưu tiên sau cần chú ý: 1. Đẩy mạnh việc sử dụng đơn hàng hàng không điện tử 2. Thực hiện quy định nộp tất cả văn bản quy định thông qua một kênh duy nhất 3. Giảm thủ tục trùng lập giữa các cơ quan cửa khẩu 4. Giới thiệu các chương trình quản lý, kiểm soát rủi ro tại cửa khẩu nhằm giảm hoạt động bất hợp pháp, xúc tiến thương mại hợp pháp. 5. Thực hiện các quy trình cho phép lô hàng qua cửa khẩu trước khi đến nơi. |
Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) cho phép các quốc gia có thể giải quyết những nhiệm vụ không phổ biến, chẳng hạn như sản xuất linh kiện, nghiên cứu, phát triển hoặc lắp ráp. Nhiệm vụ bắt nguồn từ nhiều quốc gia sau đó sẽ được kết hợp thông qua một mạng lưới phức tạp của các liên kết thương mại và đầu tư, từ đó sản xuất hàng hóa thành phẩm như xe hơi, máy tính, điện thoại di động và thậm chí cả máy bay. WTO ước tính rằng gần một nửa dòng thương mại quốc tế được thực hiện trong chuỗi giá trị toàn cầu – và chuỗi này đang phát triển mạnh mẽ nhất khi so sánh với các hình thức thương mại khác kể từ năm thập niên 90 đến nay.
Nguyễn Tiến Khoa dịch