Ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành chuỗi cung ứng

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 15:16, 02/08/2017

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Một trong những yêu cầu đặt ra của quản trị chuỗi cung ứng là tối ưu hóa mức dự trữ hàng hóa trong chuỗi, kiểm soát tốt lượng hàng hóa lưu thông và giúp ổn định được vận hành chuỗi một cách nhịp nhàng.

(Vietnam Logistics Review) Một trong những yêu cầu đặt ra của quản trị chuỗi cung ứng là tối ưu hóa mức dự trữ hàng hóa trong chuỗi, kiểm soát tốt lượng hàng hóa lưu thông và giúp ổn định được vận hành chuỗi một cách nhịp nhàng.

Công nghệ thông tin hiện nay ngày càng phát triển, đặc biệt có sự phát triển của internet kết nối hệ thống máy tính toàn cầu có thể cho nhà bán lẻ biết được những gì đang được bán tại cả trăm cửa hàng trên thế giới, bao nhiêu tiền cần dùng cho mỗi lần mua và lượng khách hàng tăng dần lên là những ai. Vì thế, công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.

Giảm kho lưu trữ

Nhà bán lẻ được điều hành tốt sẽ không duy trì lượng lưu trữ kho lớn, trách nhiệm về kho lưu trữ sẽ do nhà sản xuất chịu trách nhiệm. Thêm vào đó, nhà bán lẻ sẽ ít bị chạy lệch các khoản mục hơn. Với một công ty có tới hơn 60.000 nhà cung ứng tại riêng Hoa Kỳ, giữ cho mỗi nhà cung ứng đúng như nhau thì rất khó. Thông qua kết nối internet toàn cầu, các công ty có thể kiểm tra được mức độ tồn kho và giảm dần xuống mức của từng cửa hàng riêng biệt. Wal-Mart có thể mang tiếng ác khi cắt giảm chi phí, nhưng hệ thống điều tra thông tin đã đóng góp một phần lớn vào việc xây dựng nên một chuỗi cung ứng hiệu quả nhất toàn cầu, có khả năng xử lý hơn 300 tỷ USD doanh số bán ra. Một ví dụ khác là về các cửa hàng 7-Eleven ở Nhật Bản. Khi mà một người tiêu dùng mua một đồ uống hoặc một lon bia ở 7-Eleven thì ngay lập tức thông tin sẽ đi thẳng đến nhà máy sản xuất chai hoặc nhà máy bia và đi đến bộ phận kế hoạch sản xuất và bộ phận giao hàng để xác định được thời gian và địa điểm diễn ra việc cung ứng mới chính xác cho một trong 4.300 cửa hàng. Thực tế, vì lí do trên, 7-Eleven kiểm soát hỗn hợp sản phẩm, kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao hàng của những nhà cung cấp chính như Coca Cola hay Kirin Breweries. Chuỗi cung ứng của nhà bán lẻ Anh_Sainbury hướng đến cung cấp nguồn đầu vào dựa theo nhu cầu của các cửa hàng với dịch vụ vận chuyển bằng xe tải cho 350 cửa hàng. Chu kỳ đặt hàng của các cửa hàng cũng được quy định để phù hợp với lượng vận tải và chuyển hàng đến nơi của xe tải và được thiết lập như một lịch trình xe buýt.

Nỗ lực giảm đi lượng tồn kho có thể được phối hợp thực hiện bởi chuỗi các nhà bán lẻ vì lợi ích chung của họ. Ví dụ, Sears, Roebuck & Co., và Carrefour, tham gia cuộc chạy đua vào lĩnh vực thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, công bố thành lập một liên doanh trang web mua bán trực tuyến, nơi các nhà bán lẻ sẽ mua khoảng 80 tỷ USD trong hoạt động mua kết hợp. Liên doanh này, được gọi là GlobalNetXchange (GNX), tạo ra sự trao đổi cung ứng lớn nhất cho ngành công nghiệp thông qua internet. GNX là một giải pháp kinh doanh điện tử và cung cấp dịch vụ cho ngành công nghiệp bán lẻ toàn cầu. Bây giờ các nhà cung ứng có thể giám sát được doanh số của các nhà bán lẻ, giảm mức tồn kho đến mức tối thiểu, và lập kế hoạch sản xuất sản phẩm tốt hơn dựa trên một nền tảng chính. Nó tạo ra tiền bằng cách thu phí từ nhà cung cấp hoặc nhà bán lẻ sử dụng việc trao đổi và được thành lập như một thực thể riêng biệt với sự quản lý, nhân viên và tài chính của riêng nó.

Thông tin thị trường ở cấp độ bán lẻ

Nhà bán lẻ là người có hiểu biết nắm bắt thực tế về các mặt hàng đang được bán và tốc độ như thế nào. Với những hiểu biết này sẽ rút ra được chu kỳ, giới hạn tốt hơn từ nhà sản xuất. Xu hướng chuyển giao quyền lực cho những nhà bán lẻ ở các nước phát triển trùng với thời điểm các rào cản thương mại giảm đi trên thế giới đã mở rộng nền kinh tế thị trường tự do ở châu Á và Mỹ Latinh. Kết quả là, các nhà bán lẻ như United States’ Toys ’R’ Us, Tower Records, and Wal - Mart, Britain’s Marks & Spencer and J. Sainsbury; Holland’s Mark, Sweden’s IKEA, France’s Carrefour, and Japan’s 7-Eleven Stores đang trở thành những doanh nghiệp toàn cầu.

Khi một người tiêu dùng mua một loại đồ uống hoặc một lon bia ở 7-Eleven thì ngay lập tức thông tin sẽ đi thẳng đến nhà máy sản xuất chai hoặc nhà máy bia và đi đến bộ phận kế hoạch sản xuất và bộ phận giao hàng để xác định được thời gian và địa điểm diễn ra việc cung ứng mới chính xác cho một trong 4.300 cửa hàng.

Một công ty có thể sử dụng khả năng mạnh về logistics như một vũ khí giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng việc cải thiện dịch vụ khách hàng và lựa chọn của người tiêu dùng, bằng cách giảm chi phí tìm nguồn cung ứng toàn cầu và kết thúc phân phối hàng hóa. Những khả năng này ngày càng trở nên quan trọng khi mức độ hội nhập toàn cầu tăng lên, các đối thủ cạnh tranh bắt đầu cung cấp những chiến dịch sản xuất chi phí thấp ở các thị trường xa với các chiến lược quản lý logistics hiệu quả.