E-Logistics: Công nghệ cao hơn, thân thiện hơn!
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 15:49, 25/10/2017
(Vietnam Logistics Review) Những bước tiến về mặt công nghệ dường như đã thúc đẩy ICT trở thành yếu tố chủ yếu trong công tác quản trị logistics và SCM. Tài xế được mong đợi phải sở hữu chíp vi tính để thực hiện theo dõi và truy xuất 24/7; nhân viên cần dùng máy đọc mã để tránh sai sót trong quá trình giao nhận hàng; các đối tác trong chuỗi cung ứng cần tương tác với nhau đồng thời cùng lúc (Real time) và luôn trong trạng thái cảnh giác, vì cần phải có phản hồi nhanh (Quick Response) cho hướng xuôi dòng (downstream) và cả ngược dòng upstream) trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia PR/ Marketing lại đặt ra câu hỏi: “Vậy còn high touch?”
Đó là vấn đề chúng ta thường gặp phải. Để trả lời cho câu hỏi đó, một dịch vụ mới dành cho các nhà cung cấp, các LSP và người tiêu dùng đang được chúng tôi phát triển. “E-Passport” là một dịch vụ giám sát và điều khiển các chuyến vận chuyển thực phẩm trong chuỗi cung ứng (trong nước và quốc tế).
Các nhân viên công nghệ thông tin có thể nghĩ đến blockchain, SaaS, PaaS và IaaS, thế nhưng người nông dân không nói tiếng Anh, cũng như chưa hề thử hoặc tỏ ra thích thú với các hệ thống quản lý như HACCP, GlobalGap hay ISO22000. Đó là lý do vì sao cần có giao diện cho người dùng bằng hình ảnh (GUI) dễ sử dụng cho người nông dân và các nhà phát triển phần cứng nên phát triển các thiết bị hoạt động nhanh gọn và có độ bền cao.
E-Passport sẽ mang đến lợi ích cho những ai? Hãy nghĩ đến các công ty giao nhận và kho vận cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao. Điều đó có nghĩa là họ đã vận chuyển thực phẩm có chất lượng cao trực tiếp từ người nông dân.
Trong chuyến công tác gần đây ở Hà Lan, một doanh nghiệp nhập khẩu đã cho chúng tôi xem một lô hàng xoài cát Hòa Lộc vừa được nhập kho sau 48 tiếng sau khi hái xuống từ trên cây ở Thái Lan. Doanh nghiệp đó đã trả 260.000 VNĐ/kg CNF (Cost and Freight), trái cây tươi vận chuyển bằng đường hàng không.
Đối với những loại thực phẩm khác, vận chuyển bằng đường hàng hải trong các container lạnh có thể trở thành dịch vụ phát triển hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các công ty giao nhận – những công ty thường được trang bị tốt hơn các công ty vận tải thông thường.
Công nghệ cao, các chuỗi ICT hiện đại, dù có high touch hay không, đã đến rất gần với người nông dân. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ cần PaaS mà còn cần những sân chơi thực tế, nơi các chuyên gia, sinh viên và nhân viên từ các LSP có thể gặp gỡ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và dự đoán về tương lai của Logistics và SCM. Nguồn quỹ hỗ trợ nông dân lấy từ ngân sách quốc gia, dùng để tăng chất lượng thực phẩm, nhờ đó xuất khẩu nhiều hơn sau thu hoạch, nên được dùng để tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng. Các cải thiện như làm thêm nhiều đường cao tốc hơn, đào sâu thêm kênh rạch và sông suối thôi thì chưa đủ. Cần có cả cơ sở hạ tầng ICT hiệu quả, cho phép kiểm tra thực phẩm trước khi nhập hàng, và trong khi hàng đang được vận chuyển đến người tiêu thụ.
DR. BART VAN AHEE - Cố vấn và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin từ Hà Lan