Hợp đồng logistics: Thị trường mới tại châu Á - Thái Bình Dương

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 15:21, 23/10/2017

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Quản lý hoạt động logistics là một trong những yếu tố quan trọng trong khả năng sinh lợi của phần lớn các công ty, từ đó dẫn đến thành công theo ý muốn. Trong khi một số công ty tự quản lý, số khác lại sử dụng các dịch vụ từ những hợp đồng logistics – đặc biệt ở khu vực châu Á trong thời gian gần đây.

(Vietnam Logistics Review) Quản lý hoạt động logistics là một trong những yếu tố quan trọng trong khả năng sinh lợi của phần lớn các công ty, từ đó dẫn đến thành công theo ý muốn. Trong khi một số công ty tự quản lý, số khác lại sử dụng các dịch vụ từ những hợp đồng logistics – đặc biệt ở khu vực châu Á trong thời gian gần đây.

Các hợp đồng logistics nhìn chung là các dịch vụ thuê ngoài bên thứ ba, tập trung giúp công ty quản lý tài nguyên. Những công ty thực hiện hợp đồng logistics sẽ đảm nhiệm các công việc bao gồm lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng, thiết kế cơ sở vật chất cần thiết, nhập kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa, xử lý và quản lý đơn hàng, thậm chí có thể quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những ví dụ điển hình nhất về các công ty thực hiện hợp đồng logistics có thể kể đến là. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Hoa Kỳ, Kuehne + Nagel, Exel, Genco và DHL…

Trên thực tế, các hợp đồng logistics luôn tập trung vào các nền kinh tế đã phát triển, có nhu cầu tiêu dùng nội địa cao với lịch sử sử dụng dịch vụ đó từ lâu. Đối với các thị trường mới nổi gần đây như châu Á, những hoạt động này vẫn còn khá hạn chế do thiếu cơ sở hạ tầng và các lựa chọn logistics bên thứ ba hợp lý.

Theo Cathy Roberson, chuyên gia phân tích của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), cơ sở hạ tầng ở những quốc gia này vẫn còn khá nghèo nàn nhưng lại nắm giữ tiềm năng rất lớn. Không ít công ty đang dần mở rộng phát triển vào những thị trường này dẫn đến việc tăng nhu cầu về dịch vụ logistics theo hợp đồng.

Theo bản báo cáo Hợp đồng logistics toàn cầu vào năm 2017, thị trường dịch vụ logistics theo hợp đồng tổng thể đã tăng khoảng 3,9% về giá trị thực trong năm 2016. Mặc dù, sức tăng trưởng toàn cầu trong năm 2016 ổn định, tuy nhiên các quốc gia đã phát triển lại gặp không ít khó khăn với tỷ lệ tăng trưởng khá khiêm tốn trong thị trường logistics hợp đồng năm 2015. Điều này phần nào phản ánh xu hướng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, khi tốc độ tăng trưởng ở các khu vực tiên tiến đang dần giảm sút và nhường cho các khu vực đang phát triển khác.

Những khó khăn trên do tác động của các sự kiện chính trị quan trọng như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và đợt bỏ phiếu Brexit vừa qua. Năng suất sản xuất và tiêu dùng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ của nền kinh tế toàn cầu. Từ đây, doanh số bán lẻ và tăng trưởng sản xuất cũng giảm sút mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hợp đồng logistics ở các nền kinh tế đã phát triển.

Những thay đổi trên cho thấy, những nền kinh tế này sẽ vẫn gặp khó khăn trong thời gian tới. Đây là một thị trường liên quan đến các cấu trúc bán lẻ đã được lập nên và phát triển bởi những tập đoàn lớn, hy vọng đạt được hiệu quả hoạt động như mong muốn. Tuy nhiên, các thị trường mới nổi – cụ thể là châu Á - Thái Bình Dương, đang dần trở thành một thị trường khổng lồ cho dịch vụ logistics bên thứ ba, vượt mặt cả châu Âu.

Sức mạnh của thị trường tại châu Á - Thái Bình Dương là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau. Tất cả bao gồm nền kinh tế bền vững cùng việc tiếp tục hợp thức hóa hợp đồng bán lẻ (nhờ tăng thu nhập khả dụng). Trong khi đó, các nhà sản xuất đa quốc gia ngày càng xem xét các địa điểm sản xuất khác ngoài Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á nhờ lao động chất lượng cao và giá cả hợp lý hơn. Nhưng thậm chí với mức lương tăng cao, việc sản xuất ở Trung Quốc vẫn có sức mạnh riêng. Bằng cách chuyển sang sản xuất có giá trị gia tăng, Trung Quốc sẽ có thể bù đắp cho việc mất mát của nguồn lực sản xuất chi phí thấp trong tương lai cho khu vực khác.

Với các yếu tố trên, châu Á sẽ tiếp tục việc thúc đẩy tăng trưởng thị trường logistics hợp đồng toàn cầu trong khi châu Âu và Bắc Mỹ chịu ảnh hưởng từ tình trạng bán lẻ và tăng trưởng sản xuất ảm đạm. Trong tương lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển được dự báo sẽ tăng nhẹ trở lại, nhưng các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục vượt xa họ.