Du lịch Việt Nam cần những giải pháp về logistics

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 09:21, 19/10/2017

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Ngành logistics và du lịch đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy vậy, những bất cập về cơ sở hạ tầng logistics cũng đang làm giảm sức cạnh tranh và sự đa dạng của sản phẩm du lịch Việt Nam. Dưới đây là một số giải pháp về logistics nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.

(Vietnam Logistics Review) Ngành logistics và du lịch đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy vậy, những bất cập về cơ sở hạ tầng logistics cũng đang làm giảm sức cạnh tranh và sự đa dạng của sản phẩm du lịch Việt Nam. Dưới đây là một số giải pháp về logistics nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.

Mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch đã xác định: “Đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị đã chỉ ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam gồm: Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hoàn thiện thể chế, chính sách; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; tăng cường xúc; tiến quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Và các giải pháp về logistics…

Để đạt được các mục tiêu trên, trước hết cần tập trung vào các giải pháp sau:

Nâng cao nhận thức và mức ủng hộ về logistics trong phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển logistics, trong đó có logistics du lịch - đảm bảo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, sử dụng các nguồn lực trong điều kiện và năng lực của tổ chức để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và nguyện vọng của du khách theo triết lý “JIT” với chi phí thấp nhất, sẽ tạo đột phá trong phát triển bền vững du lịch thời gian tới. Vì logistics là khoa học tối ưu hóa tổ chức và quản lý, là nghệ thuật, là sự kết nối… Nói đến logistics là nói đến hiệu quả, nói đến tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, quan điểm logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia.

Hệ thống logistics phát triển mạnh sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo

Nâng cao sức cạnh tranh cho ngành du lịch Việt Nam cả cấp độ ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Ngoài việc thực hiện các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng logistics du lịch nhằm kết nối các khu, điểm du lịch giữa các vùng, giảm chi phí logistics du lịch cho du khách tiếp cận điểm đến du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh, tính đa dạng cho các sản phẩm du lịch của Việt Nam. Xây dựng Chiến lược và quy hoạch phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với vị trí là “nhạc trưởng”, logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp, mang tính liên ngành và ứng dụng triệt để các thành quả của công nghệ thông tin. Hiệu quả quản lý logistics là kết quả của sự tham gia, phối hợp khoa học của nhiều ngành như giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, thương mại, hải quan, công nghệ thông tin... do đó cần phải xây dựng một hệ thống logistics quốc gia hiện đại được quy hoạch đầu tư xây dựng bài bản cho cả trước mắt và lâu dài. Thực tế cho thấy, quốc gia nào có hệ thống logistics phát triển thì quốc gia đó có ngành du lịch phát triển (như: Nhật Bản, Singapore, Đức, Hà Lan, Mỹ… )

Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển logistics du lịch, đặc biệt là cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics. Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các trung tâm logistics (trong đó thực hiện cả các chức năng làm điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch) với phương tiện kỹ thuật hiện đại đồng bộ, được kết nối, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển ngành công nghiệp du lịch như hệ thống giao thông vận tải, các nhà ga, hệ thống cảng sông, biển, cảng hàng không... Đây chính là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững các ngành dịch vụ, trong đó có ngành du lịch và chỉ khi có một hệ thống cơ sở hạ tầng logistics phát triển, hiện đại thì mới tạo tiền đề cho du lịch có thể hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.

Xây dựng và phát triển hệ thống logistics nói chung và hệ thống logistics du lịch nói riêng phải gắn với hội nhập và liên kết các vùng kinh tế, các hành lang kinh tế, các khu, điểm du lịch trong nước. Đặc biệt, việc phát triển hệ thống logistics quốc gia hiện đại sẽ tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của đất nước về du lịch trong hội nhập và phát triển.

Phát triển hoạt động logistics và tăng cường quản trị logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm và các DN du lịch Việt Nam. DN cần chú trọng tập trung phát triển các dịch vụ khách hàng, dự báo nhu cầu, quá trình đặt chỗ, tối ưu hóa vận chuyển du khách, quản trị dự trữ và lựa chọn điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách… Các hoạt động kinh doanh du lịch phải tuân thủ quy tắc của thị trường để thu hút du khách.

Tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động logistics ngược trong kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là thu gom, xử lý phế thải từ các hoạt động du lịch trên các tuyến du lịch đường bộ, khu và điểm du lịch, điểm dừng nghỉ (hiện còn tự phát) nhằm bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch, luôn bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Đồng thời tổ chức và quản lý tốt các hoạt động logistics ngược trong các hoạt động cung ứng, mua bán hàng hóa, dịch vụ, xuất khẩu tại các điểm du lịch của các địa phương, thành phố.

Cần tập trung quy hoạch và xây dựng các trung tâm logistics tại điểm kết nối các loại phương tiện vận tải mà các địa phương, vùng lãnh thổ có lợi thế như đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc trên các hành lang kinh tế của các tuyến

Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển và các tuyến du lịch đường bộ khác… Các trung tâm này vừa thúc đẩy phát triển bền vững du lịch theo hướng văn minh, chuyên nghiệp; vừa quảng bá, lưu thông hàng hóa, dịch vụ; đồng thời thực hiện các chức năng cứu hộ, cứu nạn giao thông mà ngành y tế dự kiến xây dựng trong thời gian tới. Đây chính là yếu tố quan trọng trong hệ thống logistics nhưng tực sự chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, lâu nay “bị bỏ quên” cả trong quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống đường bộ, đường cao tốc... ở Việt Nam.

Đào tạo và phát nguồn nhân lực logistics cho ngành du lịch. Nhân lực logistics nói chung và nhân lực logistics du lịch nói riêng hầu như chưa được quân tâm đào tạo ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng cần được trang bị kiến thúc logistics để tổ chức và quản lý khoa học các hoạt động du lịch. Thuận lợi hóa trong việc đặt dịch vụ du lịch online và phát triển hiệu quả thương mại điện trong ngành dịch vụ du lịch Việt Nam.