Cam kết quốc tế mở trong bán lẻ Việt
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 15:42, 04/04/2018
(Vietnam Logistics Review) Theo điều tra những doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có hiểu biết về WTO, TPP và EVFTA đang ở mức trung bình so với nhận thức cộng đồng doanh nghiệp nói chung về các Hiệp định này.
Doanh nghiệp bán lẻ Việt liệu có theo sát chính sách bán lẻ?
Như vậy, đối chiếu các chính sách pháp luật về bán lẻ, rõ ràng, bán lẻ Việt Nam đang có những thuận lợi riêng, không bị hạn chế nhiều như các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên có một thực tế là khi điều tra doanh nghiệp về các chính sách hỗ trợ đối với ngành bán lẻ thì kết quả không mấy ngạc nhiên. Có tới 63% các doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không thấy có chính sách gì hỗ trợ cho ngành bán lẻ, cho thấy doanh nghiệp dường như chưa thực sự theo sát các chính sách có lợi liên quan trực tiếp tới mình. Ví dụ như, chính sách ưu đãi đầu tư đối với đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại, chợ ở khu vực nông thôn theo Nghị định 118/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 27.12.2015 áp dụng cho các dự án mới hoặc mở rộng thực hiện kể từ khi văn bản có hiệu lực. Trong cuộc khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ tham gia, đa số không biết về chính sách này.
Theo một cuộc khảo sát của VCCI cuối tháng 12.2016, có tới 45% doanh nghiệp bán lẻ biết ở mức độ tương đối rõ, rõ hoặc rất rõ về Hiệp định TPP, con số này thấp hơn so với số doanh nghiệp trả lời biết về WTO (51%) và cao hơn so với EVFTA (35%). Số biết tương đối rõ, rõ, hoặc rất rõ về các cam kết bán lẻ trong các hiệp định này thì thấp hơn, chỉ có 35% với TPP; 27% với EVFTA và 37% với WTO.
Doanh nghiệp bán lẻ dường như vẫn còn thờ ơ với các cam kết quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai hoạt động kinh doanh của mình. WTO đã thực thi được 11 năm tại Việt Nam, nhưng cuối năm 2016, điều tra có tới 49% các doanh nghiệp không biết hoặc chỉ biết chút ít về WTO, đối với cam kết về bán lẻ trong WTO còn thấp hơn nữa.
Doanh nghiệp bán lẻ dường như chưa nắm bắt được các vấn đề cốt lõi có liên quan tới mình trong các hiệp định này. Cũng tương tự, các doanh nghiệp được điều tra hiểu biết về cam kết bán lẻ trong TPP và EVFTA lại thấp hơn so với hiểu biết chung về TPP và EVFTA.
Chính sách mở cho ngành bán lẻ Việt Nam
Hiện nay Nhà nước đã có hệ thống pháp luật riêng chuyên cho ngành bán lẻ được chia làm hai nhóm: Một là đối với nhóm áp dụng riêng cho các chủ thể bán lẻ. Hiện không có văn bản hệ thống hóa tất cả các quy định pháp luật về điều kiện bán lẻ đối với một số loại hàng hóa đặc thù ngoại trừ Nghị định 59/2006/ NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 43/2009/ NĐ-CP). Nhưng Nghị định này chỉ liệt kê không đầy đủ, không cập nhật tên các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm cấm, hay hạn chế hoặc kinh doanh cố điều kiện mà không có các nội dung cụ thể về điều kiện kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này, cũng không có các quy định riêng cho việc bán lẻ.
Thứ hai: Đối với nhóm văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh bán lẻ áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh các quy định pháp luật chung áp dụng cho tất cả các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ nước ngoài còn phải đáp ứng các thủ tục, điều kiện riêng và phải chịu các hạn chế nhất định liên quan tới việc lập cơ sở bán lẻ. Cho đến nay, phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã tham gia, cam kết rộng nhất về bán lẻ của Việt Nam là cam kết trong khuôn khổ WTO, Việt Nam còn có một hệ thống các quy định riêng chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ, theo hướng hạn chế hơn so với các nhà bán lẻ nội địa. Hệ thống pháp luật riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài đó là: Nghị định 23/2007/ NĐ-CP; Quyết định 10/2007/QĐBTM; Thông tư 08/2013/TT-BTC.
Các chính sách ưu đãi đầu tư cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có bán lẻ theo Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Rà soát các văn bản hiện tại, Nhà nước đã và đang quan tâm đến sự phát triển của ngành bán lẻ: trong đó có Quyết định số 27/2007/Đ-TTg; Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06.01.2010; Quyết định 3098/QĐBTC ngày 24.06.2011; Quyết định 12/QĐ-BTC ngày 26.12.2007; Quyết định 17/2007/QĐ-BTC; Quyết định 18/2007/QĐ-BTC ngày 31.12.2007; Quyết định 19/2007/ QĐ-BTC ngày 31.12.2007; Thông báo số 264-TB/TƯ ngày 31.07.2009; Quyết định 6184/QĐ-BTC ngày 19.10.2012; Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16.05.2016.
Đối với các cam kết quốc tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là lĩnh vực dịch vụ nhận được nhiều đòi hỏi mở cửa. So với các lĩnh vực khác, Việt Nam có quan điểm khá mở trong bán lẻ. Việc gia nhập và thực thi WTO và 9 FTA có hiệu lực sẽ là động lực tạo ra cú hích lớn cho thị trường bán