Hiệp hội VLA chính thức nộp hồ sơ đăng ký đăng cai hội nghị FWC 2022
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 19:05, 28/06/2019
Ban chấp hành Hiệp hội VLA chính thức gửi hồ sơ đến FIATA để Việt Nam trở thành quốc gia đăng cai FWC vào năm 2022 tại Hà Nội
Việt Nam cạnh tranh cùng Panama và Ethiopia để đăng cai FWC 2022
Hiện tại Việt Nam đang cạnh tranh cùng hai quốc gia là Panama và Ethiopia để đăng cai tổ chức FWC 2022. Chiều ngày 28/6, đại diện ban chấp hành Hiệp hội VLA đã gửi hồ sơ đến FIATA để chính thức tham dự vòng 2 trở thành quốc gia đăng cai FWC vào năm 2022.
Việt Nam với nhiều lợi thế, cảng hàng không quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 30Km công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; Về địa điểm tổ chức hội nghị, Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC) được đánh giá là một trong 3 trung tâm tổ chức hội nghị lớn nhất Đông Nam Á, với tổng diện tích lên đến 64 hecta, có sức chứa lên đến hàng nghìn khách;...
FWC 2022 nếu thành công tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam sẽ là dấu ấn quan trọng trong hoạt động nghề của cộng đồng ngành dịch vụ logistics Việt Nam. FWC 2022 sẽ góp phần đem lại các lợi thế về cơ hội kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, kết nối các doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Ban chấp hành Hiệp hội VLA quyết tâm cùng nhau đưa FWC 2022 về Việt Nam (Ảnh: Phó Bá Cường)
FIATA world congress là gì?
FIATA world congress (FWC) tổ chức định kỳ vào quý 4 hàng năm.Đây là dịp để đại diện các Hiệp hội Giao nhận Vận tải và Logistics các quốc gia cùng với giới doanh nghiệp giao nhận, vận tải, dịch vụ logistics toàn cầu có dịp trao đổi, thảo luận về các vấn đề chính yếu của ngành, trong đó 7 chủ đề lớn luôn được quan tâm bao gồm: vận tải hàng không, vận tải đa phương thức, an ninh.
Những kết luận của Hội nghị có giá trị pháp lý ở tầm quốc tế và được nhìn nhận bởi các tổ chức liên quan như Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Liên hiệp Vận tải Đường bộ Quốc tế (IRU), Liên hiệp Đường Sắt Quốc tế (UIC) và các cơ quan của Liên Hợp Quốc như UNCTAD – Hội nghị Thương mại và Phát triển, UNCITRAL - Ủy ban Luật pháp Quốc tế, ECOSOC - Ủy ban Kinh tế - Xã hội.
Mỗi năm FIATA tổ chức sự kiện long trọng này tại một Châu lục khác nhau, ngoài chức năng giải quyết các vấn đề của ngành một cách chính tắc theo luật pháp quốc tế, đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, gây dựng mối quan hệ để hợp tác kinh doanh. Hầu hết các Chủ tịch Hiệp hội Logistics, Chủ tịch và CEO của các công ty logistics lớn đều dành thời gian tham gia sự kiện, số đại biểu thường vào khoảng gần 1000 người.