Kỷ niệm 28 năm thành lập VLA: Nhiều kết quả quan trọng trong bối cảnh đặc biệt

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 08:00, 07/01/2022

(VLR) Năm nay, Hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) kỷ niệm lần thứ 28 Ngày thành lập Hiệp hội (28/11/1993 - 28/11/2021) trong điều kiện đặc biệt chưa từng có. Sau khi vừa gượng dậy và đạt được kết quả ấn tượng trong những tháng đầu năm, từ quý III/2021, Việt Nam bị tác động mạnh mẽ bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 đợt thứ 4, chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và vận chuyển trong nước bị ngưng trệ. Từ tháng 10/2021 kinh tế - xã hội bắt đầu phục hồi khi Việt Nam từng bước mở cửa nền kinh tế; chuỗi cung ứng phục hồi, việc lưu thông hàng hóa, hoạt động sản xuất, kinh doanh được khôi phục, doanh nghiệp sẵn sàng với thích ứng “trạng thái bình thường mới”.

Trong suốt 28 năm hoạt động, VLA đã có những đóng góp quan trọng trong việc công tác nâng cao năng lực phát triển ngành Việt Nam

Trong suốt 28 năm hoạt động, VLA đã có những đóng góp quan trọng trong việc công tác nâng cao năng lực phát triển ngành Việt Nam

Trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, Hiệp hội VLA đã tiến hành Đại hội lần thứ VIII nhiệm kỳ 2021 - 2024 vào ngày 21/5/2021 bằng hình thức trực tuyến với chủ để “Chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo”. Đại hội đã sửa đổi Điều lệ trong đó có thời hạn nhiệm kỳ còn 3 năm. Căn cứ vào tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII và Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Đạị hội đã đề ra phương hướng hoạt động một cách tích cực:

Nâng cao số lượng doanh nghiệp Hội viên cung cấp dịch vụ logistics trọn gói nhằm đạt chất lượng dich vụ cao (3PL, 4PL). Phấn đấu kết nạp từ 100 - 150 Hội viên mới. Hội viên của Hiệp hội phấn đấu đạt tốc độ phát triển là 14% - 16%/năm; hỗ trợ thuê ngoài đạt 80% - 90%. Đến hết tháng 11/2021, số Hội viên kết nạp trong năm 2021 đã đạt được 80 Hội viên mới, cao nhất trong các năm gần đây, một phần là nhờ uy tín và quyền lợi Hiệp hội mang lại cho Hội viên.

và chiến lược xây dựng nền tảng chuyển đổi số, biết ứng dụng công nghệ phù hợp cho các hoạt động chính logistics. Hiệp hội sẽ tiếp tục hỗ trợ việc phát triển các hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics tại các địa phương trọng điểm. Đổi mới mô hình đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao theo hướng đào tạo về quản lý (management) và kỹ thuật, kỹ năng (engineering). Tăng cường các dịch vụ logistics có giá trị gia tăng cao và kết nối chặt chẽ với cuối cung ứng toàn cầu. Tăng cường hơn nữa công tác hợp tác đối ngoại. Tiếp tục thủ tục ứng cử để tổ chức FIATA World Congress 2023 hoặc 2024.

Hiệp hội VLA luôn làm tốt công tác phản bieenjxax hội, phản ánh kịp thời các khó khăn của doanh nghiệp

Hiệp hội VLA luôn làm tốt công tác phản bieenjxax hội, phản ánh kịp thời các khó khăn của doanh nghiệp

Với kinh nghiệm sau khi bị tác động nặng nề trong năm 2020, các doanh nghiệp Hội viên đã chống chịu và thích nghi với tình hình mới, phục hồi các hoạt động dịch vụ logistics và tăng trưởng trong năm năm 2021, nhất là dịch vụ logistics đường biển và đường không qua đó phục vụ đắc lực cho việc tăng trưởng xuất nhập khẩu và sản xuất, phòng chống dịch bệnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay có khả năng đạt hoặc vượt 600 tỷ USD.

Theo Báo cáo Đánh giá cạnh tranh của OECD (ngày 09/9/2021), ngành logistics tại Việt Nam năm 2019, thị trường vận tải và logistics ước tính đạt 61,83 tỷ USD và chiếm 3,5% dân số có việc làm. Theo Báo cáo của Bộ Công Thương trình Chính phủ ngày 02/11/2021, điểm số LPI 2021 tăng (3,34/3,27) so với năm 2018. Như vậy, chúng ta có thể thấy LPI của Việt Nam năm 2021 vẫn giữ được mức như năm 2018 trở lên.

Trong thương mại điện tử, dù giao dịch được thực hiện trên môi trường mạng nhưng dịch vụ logistics và chuyển phát chính là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng thương mại điện tử của nhóm sản phẩm hữu hình. Năm 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng dịch vụ logistics đã phục vụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu giao dịch qua sàn điện tử.

Nhìn chung, với kinh nghiệm sau khi bị tác động nặng nề trong năm 2020, các doanh nghiệp Hội viên đã chống chịu và thích nghi với tình hình mới, phục hồi các hoạt động dịch vụ logistics và tăng trưởng trong năm năm 2021, nhất là dịch vụ logistics đường biển và đường không qua đó phục vụ đắc lực cho việc tăng trưởng xuất nhập khẩu và sản xuất, phòng chống dịch bệnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay có khả năng đạt hoặc vượt 600 tỷ USD.

Hiệp hội đã làm tốt công tác phản biện xã hội, phản ánh kịp thời để các cơ quan quản lý liên quan và Chính phủ xem xét giải quyết kịp thời các khó khăn của doanh nghiệp Hội viên trong phòng dịch COVID-19, đảm bảo cho phát triển sản xuất, như đề xuất về quy định luồng xanh cho vận tải đường bộ, ưu tiên tiêm chủng vắc xin cho các DN và nhân sự tham gia trực tiếp vào hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa, làm việc ở cảng biển, cảng hàng không; Hỗ trợ DN về giá điện, giảm thuế thu nhập DN và thuế giá trị gia tăng, giảm phí cầu đường, cảng biển… cho các DN gặp khó khăn; Góp ý cho Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) về giải pháp cho viêc giá cước hàng container đường biển và phụ phí tăng cao, thiếu container rỗng… Đặc biệt là chủ động đề xuất với Cục HHVN trong việc phát triển đội tàu biển container Việt Nam.

Công tác tư vấn pháp luật về logistics: đã kết nối công tác tư vấn pháp luật với công tác đào tạo, tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn pháp luật cho DN Hội viên một cách thiết thực. Trong năm 2021, đã tổ chức 5 Hội thảo trực tuyến, xuất bản 12 Newsletter, 12 bài phân tích chuyên sâu liên quan đến pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Tư vấn pháp lý có hiệu quả, miễn phí cho Hội viên 90 lần. Hướng dẫn Hội viên về COVID-19 và sự kiện bất khả kháng được các Hội viên đánh giá cao.

Những kết quả hoạt động chính trong năm 2021 trên đây là rất đáng khích lệ cho một năm nỗ lực phấn đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đại dịch, là món quà thiết thực chào mừng 28 năm Ngày thành lập Hiệp hội. Tất cả Hội viên đang hướng về 2022 với niềm tin chắc chắn Hiệp hội sẽ phát triển hơn nữa khi bước vào tuổi 29.

Nguyễn Tương