Thách thức từ nhu cầu nạo vét sâu hơn

Hạ tầng - Ngày đăng : 09:29, 17/09/2014

(VLR) Tàu càng ngày càng lớn hơn buộc các nhà quản lý phải giải quyết các vấn đề về độ sâu.Những thuyền chở hàng lớn hoạt động tấp nập hơn, cũng như những thuyền với thân rộng và dài hơn đặt ra yêu cầu về lòng kênh sâu và mớn nước dọc các cầu cảng, cũng như những nhu cầu về góc quẹo lớn hơn.

Tàu càng ngày càng lớn hơn buộc các nhà quản lý phải giải quyết các vấn đề về độ sâu.

Những thuyền chở hàng lớn hoạt động tấp nập hơn, cũng như những thuyền với thân rộng và dài hơn đặt ra yêu cầu về lòng kênh sâu và mớn nước dọc các cầu cảng, cũng như những nhu cầu về góc quẹo lớn hơn.

Việc nạo vét rất tốn kém và đáp ứng các khoản chi tiêu cần thiết lớn càng ngày càng khó khăn hơn đặc biệt tại các quốc gia mới nổi.

Chậm mà chắc, tình huống này sẽ dẫn đến 2 xu hướng chính: một là khu vực công tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để chuyển gánh nặng, chi phí nạo vét lên khu vực tư, hai là cả hai khu vực công và tư nhân thực hiện quá trình đấu thầu nghiêm ngặt hơn với trách nhiệm cao hơn về mặt chất lượng với các công việc được đảm nhận.

Các phương pháp truyền thống trong việc tài trợ nạo vét thường bắt đầu từ Nhà nước, quỹ Chính phủ trong khu vực hay địa phương hoặc từ thu nhập của chính quyền cảng biển. Cách thức cũ đó hợp lý trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch xuất nhập khẩu hoặc một dự án có thể gọi là “lợi ích quốc gia”. Phương pháp thứ hai tập trung vào vai trò của cơ quan phát triển tại chính quyền cảng biển, hay đơn giản là vai trò chủ nhà chăm sóc các cơ sở có liên quan.

Tuy nhiên, từ cả hai khía cạnh, với mức vốn đầu tư cho những dự án này đã tăng cao, các cấp chính quyền bắt đầu lo ngại và tìm các giải pháp khác để thu hồi chúng lại. Tương tự như vậy, khi các khu vực tư nhân phải góp phần vào những dự án nạo vét mới, họ cũng phải có trách nhiệm đưa ra những giải pháp mới trong vấn đề này. Và từ đó một số lượng lớn các phương pháp hiện đại giải quyết công việc tài chính nạo vét xuất hiện.

Một ví dụ của “Nhượng quyền nạo vét” có thể thấy rõ tại vùng River Plate nơi mà việc bảo trì nạo vét được tư nhân hóa. Vào năm 1993, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Argentine đưa ra một sự nhượng quyền bất ngờ về việc nạo vét và các hoạt động trợ giúp định hướng đường thuỷ giữa Punto Indio trên River Plate và vùng Santa Fe trên sông Parana. Tổ chức được nhượng quyền cơ bản vận hành như một trạm thu phí trên xa lộ; Các tàu thuyền lớn sử dụng những đường thủy này sẽ trả phí cho bên được nhượng quyền.

Bắt đầu đóng góp

Bang New South Wales của Úc cũng cung cấp thêm một chiến lược khác - ‘Dự Án đóng góp nạo vét’, được đưa ra trong chiến dịch nạo vét bảo vệ môi trường NSW của Chính phủ 2013/14-2014/15. Chiến dịch này được miêu tả là: “Chia sẻ trách nhiệm cho nguồn tài trợ giúp đỡ để đảm bảo các đề xuất thực tế, vững chắc và được ủng hộ bỏi cộng đồng tại địa phương. Theo nguyên tắc, chi phí nạo vét cần được hỗ trợ một phần bởi các bên hưởng lợi dưới hình thức “người dùng chi trả”. Việc này không ngoại trừ nguồn tài trợ từ chính phủ, nhưng chủ yếu là việc tìm cách để đạt được sự đóng góp của các bên hưởng lợi thông qua các bên sử dụng đường thủy này cho các mục đích khác, không chỉ riêng thương mại.

‘Nhượng quyền BOT’ cho phép cả việc nạo vét và cải tạo trong nhượng quyền BOT (xây dựng-hoạt động-chuyển giao). Những công trình này thường ở tại hoặc chung quanh khu vực phát triển. Việc “đóng góp cải thiện chung” sẽ đề ra nhiều cuộc chuyển nhượng yêu cầu một khoản đóng góp hỗ trợ tài chính nhằm mục đích nâng cấp chung các cảng.

Sau đó, “phí cơ sở vật chất” có thể được áp dụng tính theo mỗi tấn hoặc theo TEU dùng cho việc nạo vét. Bên cạnh đó, hỗ trợ chính bao gồm việc nhận được, ít nhất một phần, hỗ trợ tài chính lớn cung cấp bởi Malta Freeport từ EU dùng cho nạo vét dưới chương trình TEN-T của họ.

Riêng về các vấn đề chất lượng, điều đáng chú ý ở đây là một số đặc điểm đang dần trở một đặc trưng trong các hợp đồng nạo vét bao gồm các sắp xếp như “thanh toán theo mức độ hoàn thiện”. Những dự án này chỉ được thanh toán khi các lợi ích được hưởng sau lúc công trình được hoàn thành. Phương pháp này có thể giúp giải quyết các vấn đề kinh phí cho các dự án, tối đa hóa sự cam kết từ nhà thầu và giảm thiểu rủi ro tài chính cho khách hàng mà cũng không mang rủi ro cho nhà thầu. Đây có thể là cách hiệu quả và thích hợp nhất để duy trì các dự án nạo vét.

Nhìn chung, ai sẽ trả phí và làm cách nào phí được thanh toán đang thay đổi trong thị trường nạo vét. Những ý kiến mới đang được bàn bạc để tìm cách đáp ứng vốn đầu tư cho các dự án và để xác định chất lượng của công việc được đảm nhận. Việc này chắc chắn thu hút sự quan tâm của các cảng khắp thế giới trong cả thị trường mới nổi và phát triển.