Bà Rịa – Vũng tàu chung sức đưa logistics hội nhập AEC 2015

Thương hiệu - Giao thương - Ngày đăng : 09:54, 02/06/2015

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Tháng 12.2015 là thời hạn cuối để các quốc gia Đông Nam Á gia nhập AEC (Asean Economics Community – 2015). Nhiều độc giả đã có ý kiến băn khoăn về ngành Logistics VN có thể tụt hậu so với các nước khác trong khu vực hay không?

(Vietnam Logistics Review) Tháng 12.2015 là thời hạn cuối để các quốc gia Đông Nam Á gia nhập AEC (Asean Economics Community – 2015). Nhiều độc giả đã có ý kiến băn khoăn về ngành Logistics VN có thể tụt hậu so với các nước khác trong khu vực hay không?

Đây là sự thật hiển nhiên, đáng lo ngại đối với các ngành kinh tế biển VN, động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước cũng như tăng trưởng GDP quốc gia đến năm 2020 (Nghị quyết 09/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN khóa 10, năm 2007).

KHÔNG THỂ ĐỂ NGÀNH LOGISTICS VN TỤT HẬU

Như chúng ta biết, logistics là ngành khoa học - kinh tế hiện đại của thế giới, đang được toàn cầu hóa để có năng suất cao trong sản xuất - kinh doanh và lưu thông phân phối. Nếu không nói quá, nó là “vũ khí hiện đại” để đi vào thế kỷ 21, là kỷ nguyên kinh tế tri thức – kỷ nguyên điện tử và kỷ nguyên tin học đối với các nước công nghiệp hùng mạnh.

Logistics được du nhập vào VN trong giai đoạn hội nhập, mở cửa. Tuy chưa được quan tâm một cách đúng mức về mặt chiến lược và qui hoạch, nhưng lực lượng này hoạt động cũng khá rộng rãi ở nước ta. Có khoảng 1.200 công ty logistics, trong đó nhà nước chiếm 18%, 70% là trách nhiệm hữu hạn của tư nhân, 10% đơn vị chưa có phép và 2% do nước ngoài đầu tư vốn.

Chưa có đơn vị nào thực hiện trọn gói Logistics 3PL (Third party Logistics). Theo Viện nghiên cứu Nomura của Nhật Bản: Logistics VN mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu toàn quốc…

Thị trường logistics VN đang trong giai đoạn mở đầu của tiến trình phát triển, hiện được Ngân hàng thế giới (WB) xếp thứ 48/160 (LPI - Logistics Performance Index). Muốn giảm chi phí logistics để vượt qua ngưỡng cửa của thu nhập trung bình (TNTB). Điều tiên quyết là phải làm cho giá thành sản xuất – kinh doanh và lưu thông phân phối hạ xuống ngang tầm hay thấp hơn các nước có thu nhập trung bình trong khu vực, nghĩa là phải đảm bảo năng suất lao động xuất khẩu thấp hơn nhiều lần hiện nay. Một điều rất khó khăn cho kinh tế VN lúc này.

ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG GTVT, ĐIỀU CHỈNH CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP

Sau khi phê duyệt Quyết định số 1210/QĐ. TTs ngày 24/07/2014 về Đề án cơ cấu lại ngành GTVT hợp lý. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho ngành GTVT tiếp tục đầu tư tỉnh BR-VT là địa phương đi đầu hoàn thành nhiệm vụ phát triển dầu khí trên thềm lục địa VN trong quá trình mở cửa, hội nhập của đất nước. Hiện nay đang tiếp tục triển khai nhiều dự án quan trọng với các nước thứ ba để bảo đảm nguồn năng lượng cho quốc gia phát triển.

Nhìn chung địa phương này đã hội tụ tương đối hoàn chỉnh những tiền đề và điều kiện tiếp thu phát triển hiệu quả và bền vững logistics ở VN.

Đánh giá và tin tưởng đúng mức năng lực của tỉnh, nhà nước đã giao thêm nhiệm vụ phát triển logistics cho địa phương, được các ban, ngành tầm vĩ mô đồng thuận cao.

Năm 2014 ủy nhiệm cho tỉnh đứng ra khai thác cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải, là hệ thống cảng biển nước sâu có hạ tầng giao thông hoàn chỉnh nhất của ngành giao thông liên doanh với nước ngoài. Mặc dù hiện tại đang gặp khó khăn do thiếu hàng hóa và sắp xếp luồng hàng đi thẳng bờ Tây nước Mỹ và châu Âu, không qua trung gian chuyển khẩu ở Singapore hay Hồng Kông. Song tin tưởng với lực lượng có kinh nghiệm trong giai đoạn hội nhập vừa qua và chủ trương đúng đắn của cấp Ủy, chính quyền địa phương tích cực nâng cao dân trí và quyết tâm đào tạo đội ngũ kế thừa đủ trình độ và năng lực điều hành kinh tế xã hội đi lên. Kỳ vọng không lâu nữa, BR-VT phát triển thành trung tâm công nghiệp biển mạnh của quốc gia, còn ngành logistics VN sẽ khởi sắc như mùa xuân đang về trên đất nước tươi đẹp này… Vì vậy nhà nước cần đầu tư mạnh hơn để hoàn thiện kết cấu hạ tầng GTVT, điều chỉnh cơ chế và chính sách phù hợp với hội nhập quốc tế, đồng thời giúp đỡ các địa phương phát triển bền vững logistics.