Tự động hóa chuỗi cung ứng & các thách thức thương mại điện tử

Thương hiệu - Giao thương - Ngày đăng : 09:07, 25/04/2017

(VLR) Trong năm 2015, tổng doanh số bán hàng trực tuyến đã cán mốc 335 tỷ USD, và theo báo cáo dự đoán từ Forrester thì con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình 9.32% mỗi năm trong 5 năm tiếp theo. Theo đó, số người lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến được dự đoán vào năm 2020 sẽ đạt mức 270 triệu.

Tự động hóa kho bãi

Tự động hóa trong CCƯ giúp tăng tốc độ, độ chính xác và năng suất của chuỗi. Kho bãi ngày nay cũng không ngoại lệ - mọi thứ đều được trang bị công nghệ cao và cực kì hiệu quả nhờ vào việc sử dụng tự động hóa để hoàn thiện đơn đặt hàng nhanh nhất.

Karl Siebrecht từ Flexe cho biết: “Để phát triển trong ngành thương mại điện tử, bạn cần thật tinh vi trong kho bãi của mình”. Số kho bãi được trang bị công nghệ robot tại Mỹ đã tăng lên đến 11% trong năm 2014 so với năm trước.

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ robot của Amazon đã chứng minh rằng tự động hóa đang dần “thành thạo” công việc hơn toàn bộ nhân viên của họ. Amazon – có thể coi là một nhà lãnh đạo của ngành thương mại điện tử đang có khoảng 30.000 robot trong kho bãi của mình trên toàn thế giới, đồng nghĩa với việc giảm được khoảng 20% tổng chi phí hoạt động thông thường.

Công nghệ robot hỗ trợ các trung tâm thực hiện đơn hàng điện tử và trung tâm phân phối bằng cách:

» Bốc, dỡ hàng

» Tự động chọn kệ và cất các sản phẩm bị trả về lại

» Xử lý các nguyên vật liệu nặng

» Di chuyển các sản phẩm đến máy trạm

» Đóng gói sản phẩm

Công nghệ tự động hóa trong ngành giao thông vận tải

Theo Henry Maier, thuộc FedEx Ground, thương mại điện tử là động lực lớn nhất cho sự thay đổi và tăng trưởng trong ngành vận tải.

Thương mại điện tử là yếu tố quan trọng giúp rút ngắn thời gian trì hoãn của ngành vận tải, khi các đơn vị vận chuyển dần chủ động xây dựng các kho bãi trung tâm phân phối tập trung gần khách hàng hơn, với mục đích giải quyết đơn hàng và vận chuyển hàng hóa nhanh nhất có thể.

Theo ông Derek Da từ DN Werner chia sẻ: “Thời gian trì hoãn này đã giảm một cách đáng kinh ngạc, và một lợi ích không ai đoán trước sẽ xảy ra đó là quãng đường mỗi xe phải đi đang giảm theo.

Từ năm 2007 đến nay, tổng lượng xe và công suất cần có đã giảm từ 12-15%, số quãng đường đi cũng giảm đến 25%”.

Các DN đang chịu áp lực rất lớn để giảm chi phí và tăng tốc độ giao hàng của mình. Vì doanh thu từ thương mại điện tử vẫn còn đang rất khó dự đoán trước, tính linh hoạt và khả năng mở rộng trong chiến lược vận chuyển là yếu tố không thể bỏ qua. Hệ thống quản lý vận tải (Transportation management systems – TMS) cho phép nhà vận chuyển khả năng theo dõi, quản lý hóa đơn vận chuyển và lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất.

Có nhiều lựa chọn trong nhà cung cấp dịch vụ cho phép các DN chọn được mức giá và thời gian vận chuyển tối ưu hơn, đồng nghĩa với việc giảm chi phí kèm theo dịch vụ cải thiện hơn.

Phần lớn khách hàng sẽ không sẵn sàng để trả phí vận chuyển nhưng vẫn muốn có hàng càng nhanh càng tốt, việc đánh giá và lựa chọn hình thức qua một nền tảng công nghệ như TMS càng hợp lý hơn. Khi kích thước đơn hàng luôn khác nhau, bạn có thể lựa chọn nhà vận chuyển hàng hóa nhỏ (LTL). Khi khách hàng chọn phương thức giao hàng trễ, bạn có thể chọn nhà vận chuyển với giá thấp hơn nhưng thời gian vận chuyển dài hơn. Tùy theo nhu cầu, có nhiều lựa chọn ở nhà vận chuyển cho phép bạn có giá cạnh tranh tốt hơn với đối thủ.

Lợi ích của việc sử dụng TMS: Bạn có thể tự động hóa các quy trình thủ công, như BOL của bạn. Bạn sẽ không có sự chậm trễ khi nhà cung cấp dịch vụ ưa thích của bạn không có sẵn, bạn chỉ cần chọn một nhà cung cấp dịch vụ khác. Bạn có thể đánh giá các mức cước vận chuyển khác nhau trên cùng lô hàng từ nhiều hãng vận chuyển. Bạn có thể theo dõi lô hàng của bạn từ nguồn gốc đến đích, bạn có thể tối ưu hóa các chế độ và tuyến đường. Bạn có thể cung cấp cho khách hàng thông tin thời gian thực và nâng cao kinh nghiệm của họ. Bạn có thể dễ dàng quản lý dữ liệu lịch sử và thông báo nhanh. Và, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược giao thông của mình để phù hợp với nhu cầu thương mại điện tử của bạn.

Các nhà lãnh đạo trong ngành CCƯ, tìm nguồn cung ứng và mua sắm nên chuẩn bị các quy trình và cơ sở hạ tầng để nắm bắt công nghệ mới cùng khả năng khai thác nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết. Bằng cách sử dụng công nghệ như máy móc tự học, A.I. và công nghệ vạn vật kết nối Internet (Internet of Things) để cải thiện tính minh bạch của CCƯ, các nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian sản phẩm đưa ra thị trường, phát triển sản phẩm mới và nhiều dịch vụ hơn.

Tương lai của DN thuộc về các công ty có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối mà chúng ta đang chứng kiến hằng ngày, đặc biệt ở những người có thể thực sự tận dụng những nguồn thông tin mới này.