Ngoại giao môi trường trong thế giới biến đổi

Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 21:41, 16/08/2022

Từ năm 1973 khái niệm về ngoại giao môi trường đã được đề cập đến và hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Trong bốii cảnh Việt Nam đang đổi mặt với nhiều thách thức từ an ninh môi trường, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đôi khí hậu và phát triển bền vững đang là những nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra.
50-nam-ngoai-giao-moi-truong-cua-lien-hop-quoc-nhin-lai-va-huong-ve-phia-truoc_1.jpg
Cách đây 50 năm, Hội nghị Stockholm khai mạc vào ngày 5/6/1972. (Nguồn: UN)

"Lịch sử" ngoại giao môi trường

Năm 1972, thế giới đã trải qua hàng loạt sự cố môi trường vô cùng nghiêm trọng như: mưa axit phá hủy cây cối, chất độc Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane (DDT) giết chết các loài chim, hàng loạt quốc gia phải đối phó với sự cố tràn dầu, ô nhiễm do thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và sự tàn phá môi trường do chiến tranh. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm không khí càng thêm nhức nhối khi nó không giới hạn trong biên giới, lãnh thổ của từng quốc gia mà lây lan, trở thành thách thức toàn cầu.

Với sự tích cực của Thụy Điển, Liên hợp quốc (LHQ) đã tập hợp đại diện các quốc gia trên thế giới để tìm giải pháp. Hội nghị LHQ về môi trường và con người được tổ chức cách đây 50 năm tại Stockholm (Thụy Điển) từ ngày 5-16/6/1972, đánh dấu nỗ lực toàn cầu đầu tiên, coi môi trường là vấn đề chính sách toàn thế giới và xác định các nguyên tắc cốt lõi để quản lý nó.

Có thể nói, Hội nghị Stockholm là bước ngoặt trong cách các quốc gia nhìn nhận thế giới tự nhiên và các nguồn tài nguyên mà tất cả cùng chia sẻ.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), từ đó, được thành lập, nhằm giám sát tình trạng và phối hợp ứng phó với các vấn đề môi trường lớn. Hội nghị cũng nêu ra các thách thức trong đàm phán quốc tế đến nay, chẳng hạn như ai là người chịu trách nhiệm làm sạch các thiệt hại về môi trường và mức độ các nước nghèo hơn có thể thực hiện.

Có thể nói, Hội nghị Stockholm là thành tựu ngoại giao quan trọng. Hội nghị đã đặt ra các giới hạn của LHQ dựa trên khái niệm chủ quyền của nhà nước trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động hợp tác vì lợi ích chung.

3822_yvsfn34sxfmu5oxulrdondqnji.jpg
Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Rovaniemi, Phần Lan, vào tháng 5/2019, Hội đồng Bắc Cực đã thông qua một số thỏa thuận ràng buộc pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững. (Nguồn: Reuters)

Xu hướng 50 năm tới

Biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và các tác động lên sức khỏe con người là những nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự LHQ khi ngoại giao môi trường bước vào giai đoạn 50 năm tiếp theo. Có một số xu hướng mới đáng để theo dõi.

Thứ nhất, khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn đang trở nên phổ biến. Hàng năm, hàng tỷ tấn vật liệu được sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ được tái chế hoặc tái sử dụng. Những nỗ lực không ngừng nhằm tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, loại bỏ chất thải và giữ lại nguyên vật liệu có thể sử dụng, hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu và phục hồi các hệ thống tự nhiên.

Thứ hai, hoạt động ủng hộ quyền tự nhiên và bảo vệ động vật đang trở nên nổi bật hơn trong các chính sách ngoại giao môi trường.

Thứ ba, vấn đề không gian vũ trụ sẽ dần "nóng lên" với sự mở rộng của du hành không gian tư nhân, biến không gian bên ngoài thành một lĩnh vực khám phá, mang tham vọng định cư của con người. Tình trạng rác không gian tích tụ, gây nguy hiểm cho không gian quỹ đạo của Trái Đất, và việc khám phá sao Hỏa làm dấy lên những lo ngại mới về việc bảo vệ hệ sinh thái không gian.

Kỷ niệm 50 năm (1972 - 2022) Hội nghị Stockholm là dịp quan trọng để suy nghĩ về quyền và trách nhiệm phát triển tương lai khi sử dụng và phát huy tối đa ngoại giao môi trường để bảo tồn và tái tạo Trái Đất.

hop-tac-khoa-hoc-bao-ve-moi-truong-bien-con-duong-khai-thong-nhung-be-tac-o-bien-dong.jpg
Do sự suy thoái môi trường biển nghiêm trọng, nhiều rạn san hô ở Biển Đông đang chết dần. Bối cảnh này đòi hỏi ASEAN-Trung Quốc cần hợp tác khoa học bảo vệ môi trường biển chặt chẽ hơn. (Nguồn: Reuters)

Con đường khai thông bế tắc ở biển Đông

Đằng sau những tranh chấp và nghi ngại đang ngày càng gia tăng tại Biển Đông, một cuộc khủng hoảng sinh thái đang âm thầm bùng phát. Tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu của các quốc gia trong khu vực nhằm giải quyết vấn đề môi trường đang tạo ra tiền đề cho sự hợp tác. Điều này đang được hy vọng sẽ tạo ra lối thoát cho những căng thẳng về chính trị.

Hiện nay, các quốc gia trong khu vực cần phải gấp rút bổ sung những cơ chế quản lý nhằm định hướng cho sự phát triển của hợp tác khoa học, điều có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng xoay quanh việc tranh chấp quyền quản lý nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Sự kết hợp của khoa học và vấn đề địa chính trị sẽ thúc đẩy sự mở rộng của các diễn đàn chung và hợp tác giải quyết các bất đồng.

Các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét giải pháp tốt giải quyết vấn đề chủ quyền phức tạp qua lăng kính khoa học. Suy cho cùng, các nhà nghiên cứu khoa học hay hải dương học mới dễ dàng chia sẻ tiếng nói chung bất chấp những khác biệt về chính trị, kinh tế và xã hội.

Một lĩnh vực đã nhận được sự đồng thuận từ các bên ở Biển Đông là sự mở rộng của khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ ngư nghiệp. Các hoạt động đánh bắt cá mang tính hủy diệt và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa lớn đối với các rạn san hô trong khu vực.

Hiện Trung Quốc có hơn 270 khu bảo tồn đại dương, trong khi Việt Nam cũng có 12 khu vực được bảo vệ, quản lý. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để phục hồi khuôn khổ hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong những năm 1990, bao gồm giám sát khí hậu, tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học biển.

Tất nhiên, những xung đột về lợi ích chính trị sẽ luôn tồn tại xoay quanh Biển Đông. Trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden từng gọi việc quản lý mối quan hệ Washington-Bắc Kinh là "phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XXI", thì Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) và Đại học Hải dương Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hợp tác nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu ở vùng biển sâu và ven biển.

Có thể thấy, hợp tác khoa học đã mang lại hy vọng về một phần giải pháp cho các tranh chấp ở Biển Đông bằng cách tạo ra lòng tin với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Hiện tại, nỗ lực chung tay khắc phục suy thoái môi trường biển có thể làm tăng khả năng xuất hiện các cuộc khảo sát nghiên cứu khoa học bất chấp sự căng thẳng về địa chính trị và mâu thuẫn về tuyên bố chủ quyền.

Ngô Đức Hành (tổng hợp)