Cấu trúc mạng cung ứng của nhà bán lẻ đa kênh

Công nghệ - Ngày đăng : 10:39, 13/09/2022

Trong giai đoạn, khi các nhà bán lẻ chuyển đổi từ kênh MC sang OC họ vẫn duy trì cấu trúc độc lập riêng biệt. Tuy nhiên khi các nhà bán lẻ OC đã thành thục, thì cấu trúc tích hợp là một giải pháp tiên tiến hơn cho phép tận dụng sự hợp lực giữa các kênh.

Việt Nam đang xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN sau Indonesia và Thái Lan về quy mô bán lvà thương mi điện tử (TMĐT). Đây là ngành có tốc độ tng trưởng cao với ttrng tổng mức bán ltrong GDP tng từ 55,24% (nm 2011) lên 78,88% (nm 2020) và đóng góp lớn giá trgia tng vào GDP. Bán hàng đa kênh (Omnichannel) đang trở thành một xu hướng mnh mvới sự góp mặt ca các thương hiệu nh: FPT shop, egioididong, Điện máy xanh... Để tích hợp kho trực tuyến (DCs chxử lcác đơn hàng TMĐT) và kho ngoi tuyến (DCs chxử lhàng bổ sung cho cửa hàng) đòi hi phi tái cấu trúc mng cung ứng ca nhà bán lẻ.

Ngày nay, người tiêu dùng trở nên quen thuộc với mua sắm trực tuyến thì các nhà bán lẻ truyền thống bắt đầu vận hành các kênh trực tuyến ở quy mô lớn hơn. Lúc này bán lẻ đa kênh (Multi channel-MC) ra đời, mô hình bán lẻ này có các kênh trực tuyến (online) vận hành độc lập song song với các kênh thực (offline).

screenshot_1656482227-compressed.jpg
Mô hình logistics bán lẻ đa kênh và đa kênh tích hợp

Tuy có nhiều lợi ích về marketing nhưng, kênh bán lẻ MC có chi phí khá cao, nỗ lực quản lý tồn kho trùng lặp, tỷ suất lợi nhuận thấp, doanh số bán hàng bị giảm do dịch vụ khách hàng không cao. Điều này thúc đẩy nhà bán lẻ tích hợp các kênh để nâng cao các giá trị cung ứng và hiệu quả hoạt động. Bán lẻ đa kênh tích hợp hay bán lẻ hợp kênh (Omni channel - OM) xuất hiện khi các nhà bán lẻ chuyển đổi chiến lược hoạt động và chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa các quy trình trên các kênh. Lúc này, sự liên kết giữa các kênh vật lý và trực tuyến đòi hỏi phải thiết kế lại hệ thống logistics để đạt được hiệu quả của phân phối đa kênh tích hợp.

Nếu thành công trong tích hợp kênh, nhà bán lẻ sẽ có được lợi thế về giảm hàng tồn kho, dịch vụ khách hàng và lợi nhuận. Tích hợp vận hành hàng tồn kho trên tất cả các kênh cho phép giảm lượng tồn kho tổng thể và tạo điều kiện phân bổ tồn kho theo nhu cầu, linh hoạt hơn so với việc giữ hàng tồn kho riêng biệt. Việc gộp hàng tồn kho trên các kênh cũng cho phép hiệu suất sử dụng cao hơn, việc có một khu vực lấy hàng tích hợp làm cho nhà kho hoạt động hiệu quả hơn. Khi bổ sung các kênh trực tuyến cho các kênh vật lý, không gian trưng bày và xếp hàng tại cửa hàng bán lẻ mở rộng nhờ vào khả năng giới thiệu sản phẩm trực tuyến gần như vô tận, giúp các nhà bán lẻ đa kênh cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa hơn. Đa kênh tích hợp cũng giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng từ các cửa hàng và các nút khác nhau gần với khách hàng hơn, do đó làm tăng tính thuận tiện và giảm thời gian cung ứng. Rủi ro cũng giảm thiểu vì có sự hỗ trợ giữa hai loại kênh khi phân phối, chẳng hạn nếu các cửa hàng phải đóng cửa do đại dịch, thì vẫn có các kênh trực tuyến để phục vụ khách hàng và ngược lại. Đa kênh tích hợp còn cho phép đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi và sản phẩm trên cả hai kênh, điều này đã làm tăng doanh số bán hàng và củng cố hình ảnh thương hiệu.

Để thành công trong mô hình đa kênh tích hợp, nhà bán lẻ phải xác định lại cấu trúc mạng cung ứng để hỗ trợ cả hai loại kênh và hàng trả lại từ khách. Có hai cấu trúc mạng độc lập và tích hợp để đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Mạng độc lập

Trong một mạng độc lập, các đơn đặt hàng TMĐT được thực hiện từ một kho trực tuyến riêng biệt (OFC). Cấu trúc này chia làm hai loại là mạng độc lập riêng biệt và mạng độc lập tuần tự.

screenshot_1656482245-compressed.jpg
Cấu trúc mạng cung ứng đa kênh tích hợp

Với mạng độc lập riêng biệt, luồng hàng hóa trực tuyến và ngoại tuyến hoàn toàn tách biệt từ nhà cung cấp đến khách hàng. Nhà bán lẻ chọn mạng lưới này khi thiếu bí quyết, nguồn lực và các điều kiện tiên quyết khác để tích hợp. Do đó, họ cũng thường thuê ngoài kênh không phải kênh chính gốc của mình do ít kinh nghiệm.

Mạng độc lập tuần tự có cấu trúc dựa trên một kho trung tâm dành cho các hoạt động quản lý truyền thống và sau đó vận chuyển đến nhà kho trực tuyến. Mạng này hay gặp với các nhà bán lẻ thời trang. Cấu trúc này giảm thiểu rủi ro khi quản lý thành hai khâu, việc phân tách này cũng làm đơn giản hóa các quy trình kho hàng. Tuy nhiên, phương án này phụ thuộc vào khối lượng đủ lớn của từng kênh, và sử dụng một trung tâm thực hiện riêng cho kênh trực tuyến sẽ làm tăng chi phí cố định.

Cấu trúc mạng lưới riêng biệt đơn giản hóa quá trình chọn hàng nhưng có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hàng tồn kho tiềm năng ở một kênh trong khi kênh kia hết hàng và làm doanh số bán hàng bị giảm.

Mạng tích hợp

Mạng tích hợp có kho chung cho cả kênh trực tuyến và kênh ngoại tuyến, cho phép tổng hợp hàng dự trữ. Nhiều nhà bán lẻ đa kênh đã sử dụng kho tích hợp và tích hợp quản lý hàng hóa dự trữ (cùng một dự trữ dùng chung cho cả hai kênh) tại các địa điểm này. Cấu trúc này có thể được vận hành theo cách: có một kho trung tâm cho tất cả các kênh và danh mục sản phẩm; có một kho trung tâm cung cấp cho các kho khu vực, từ đó đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng và lưu trữ hàng bổ sung. Ngoài ra các kho có thể được đồng thời tích hợp theo kênh và phân tách theo danh mục sản phẩm hoặc theo khu vực.

Với mạng tích hợp, nhà bán lẻ có cơ hội tập hợp hàng tồn kho, hay sử dụng một lượng tồn kho duy nhất để phục vụ nhiều thị trường. Điều này cho phép phân bổ dự trữ năng động, theo định hướng nhu cầu của các đơn đặt hàng trực tuyến và cửa hàng thực. Đây là một lợi thế vì doanh số bán hàng trực tuyến rất khó dự báo do tính năng động cao và sự tăng trưởng của TMĐT. Việc phân bổ các đơn đặt hàng một cách linh động làm giảm nguy cơ hết hàng và lỗ bán hàng. Dự trữ tích hợp sẽ làm giảm mức tồn kho và giải phóng không gian lưu trữ và giảm chi phí chung, chủ yếu bằng cách giảm lượng dự trữ an toàn cần thiết để xử lý sự thay đổi nhu cầu. Với một mạng lưới tích hợp, không cần phải trung chuyển giữa các kho hàng, tính sẵn có của sản phẩm cao hơn và do đó mức độ dịch vụ cao hơn. Tuy nhiên, cấu hình mạng tích hợp yêu cầu cơ sở hạ tầng, tài nguyên và công nghệ phải đầu tư lớn.

PGS. TS An Thị Thanh Nhàn