Đổi mới sáng tạo trong ngành Logistics
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 18:40, 19/12/2022
Bài toán chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics
Trong đó bước đầu tiên, cũng là bước khó nhất, đó là doanh nghiệp phải tìm ra một “đầu bài" để đưa ra lời giải hợp lý. Các lãnh đạo cần xác định yếu tố nhức nhối nhất mà doanh nghiệp của mình đang gặp phải và nguyên nhân gây ra điều đó để đưa ra phương án giải quyết trọn vẹn, hoặc giải quyết một phần để chia đều tài nguyên vào các vấn đề khác.
Dù đại diện cho một doanh nghiệp có tầm vĩ mô, nhưng cách tiếp cận chuyển đổi số luôn cần bài bản và hướng đến những bài toán vi mô trước. Ví dụ như bài toán cắt giảm chi phí Logistics nhờ tối ưu chặng đường và tải trọng sẽ được ưu tiên thực hiện trước bài toán quản lý kho hàng.
Chuyển đổi số luôn phải lấy khách hàng làm trung tâm để phát triển. Con người là "mắt xích" quan trọng nhất của công cuộc “cách mạng" chuyển đổi số. Không chỉ nâng cao chất lượng nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần một tư duy thay đổi, chào đón thách thức để lan tỏa xuống các cấp dưới nhằm tạo một môi trường tôn trọng những điều mới mẻ, sáng tạo.
Thực trạng của ngành logistics Việt Nam hiện tại: chi phí leo thang, chiếm đến 20% tổng chỉ số GDP của cả nước trong khi hiệu quả vẫn còn thấp dẫn đến nhiều hao phí.
Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng thúc đẩy xây dựng mô hình vận tải đa phương thức để tạo thêm lưu lượng hỗ trợ cho loại hình vận tải bộ vốn đang quá tải khi Việt Nam từng bước tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Một thực trạng khác cần quan tâ, là nhu cầu cấp thiết về tái quy hoạch lưu thông đường bộ nhằm tối ưu việc vận chuyển hàng hóa song song với việc lưu chuyển con người. Cũng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc triển khai các dự án về phát triển các cụm đô thị xung quanh các điểm nóng về giao thông công cộng (Transit-oriented development). Ví dụ như xây dựng các tuyến xe buýt nhanh liên tỉnh hay các tuyến Metro.
COVID-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp chủ quan, “chỉ thấy cơ hội mà không thấy thách thức”, lơ là việc đổi mới, chuyển đổi số thì rất có thể sẽ bị tụt lại phía sau. Để chuyển đổi số trong ngành Logistics, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần tập trung vào ba yếu tố chính là định hướng về con người, tiềm lực tài chính và tính nhất quán trong công nghệ.
Trước hết, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần hình thành tư duy sẵn sàng chấp nhận thử thách và một “tư tưởng toàn cầu”. Các nhân viên cần được động viên, đào tạo bài bản về quy trình và ứng dụng công nghệ. Những thay đổi về công nghệ cũng cần được khách hàng, đối tác hay chính phủ ủng hộ và hậu thuẫn để cùng kết nối và đầu tư phát triển. Ví dụ, tập đoàn DHL đã loại bỏ được những tác vụ cồng kềnh liên quan đến hoá đơn điện tử và tiết kiệm được hàng chục ngàn đô la mỗi tháng. Song, trước đó ông cũng nhấn mạnh rằng chuyển đổi số cần những khoản đầu tư ban đầu khá lớn để triển khai kỹ thuật, phần cứng và phần mềm.
Việt Nam là trụ cột của tam giác vàng khởi nghiệp
Theo Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC), các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã huy động được số vốn đầu tư kỷ lục 1,4 tỷ USD trên 165 giao dịch vào năm 2021, tăng 1,6 lần so với mức 894 triệu USD và 126 giao dịch vào năm 2019. Đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục vào năm 2023 với mức GDP dự đoán là 6,7% vào năm 2023.
Đánh giá về triển vọng Việt Nam, ông Vinnie Lauria, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Golden Gate Ventures cho biết, Singapore và Indonesia là những động lực tăng trưởng hàng đầu trong thập kỷ đầu tiên của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á. Đến năm 2022, Việt Nam là trụ cột thứ ba của tam giác vàng này.
“Việt Nam mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tài năng công nghệ hàng đầu, một văn hóa khởi nghiệp vốn có của Việt Nam và thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng. Khi kết hợp các yếu tố này với nhau đã giải thích được tại sao ngày càng có nhiều nhà đầu tư toàn cầu đặt cược lớn vào Đông Nam Á”, ông Vinnie Lauria nói.
Việt Nam đã và đang tham gia “Tam giác vàng khởi nghiệp Đông Nam Á” bằng cách mang tới một thị trường nội địa trẻ, sôi nổi với những tài năng công nghệ lớn và sự đổi mới liên tục. Cơ hội từ tam giác vàng này khó có thể tái tạo ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới và sức mạnh của bộ ba Singapore - Indonesia - Việt Nam sẽ khiến Đông Nam Á trở thành thỏi nam châm thu hút dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Báo cáo “Tam giác vàng khởi nghiệp Đông Nam Á” của Golden Gate Ventures ghi nhận sự “cộng sinh” của các thị trường Singapore, Indonesia, và Việt Nam sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng tiếp theo cho Đông Nam Á.
Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 (Vietnam Venture Summit 2022) sáng 19/12, khi phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Từ 2020 – 2022, số vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã đạt gần 2 tỷ USD.
9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ; số thương vụ thành công của Việt Nam cũng chiếm 19% toàn khu vực Đông Nam Á. "Đầu tư từ các quỹ đã hỗ trợ toàn diện cho các startups về nguồn hỗ trợ tài chính, kiến thức, năng lực vận hành, phát triển, thương mại hóa sản phẩm, góp phần tạo ra những giá trị vượt trội cho startup Việt Nam khi vươn ra thị trường quốc tế, giúp hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ngày càng sôi động, hấp dẫn và chất lượng hơn”, ông Nguyễn Chí Dũng nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng cho biết, ngoài việc phát triển các chủ thể hệ sinh thái, cần sớm hình thành một môi trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực chất và hiệu quả để nhà đầu tư trong nước và quốc tế có thể rót vốn cũng như rút vốn một cách chủ động, linh hoạt và minh bạch. Trong đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Thời gian tới, Bộ KH&ĐT sẽ làm nghiên cứu, báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm và đề xuất cơ chế thành lập quỹ hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước với mục tiêu hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo tiềm năng.
Bộ KH&ĐT đang kỳ vọng, các chuyên gia sẽ trao đổi sâu hơn, toàn diện hơn về dòng chảy giá trị, bao gồm cả tri thức, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn vốn trên thị trường, để thấy được những xu hướng, những thách thức và cả cơ hội của khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của khu vực và toàn cầu.
“Dịch chuyển của dòng vốn đầu tư toàn cầu” để phản ánh sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư quốc tế. Sự dịch chuyển đó không chỉ là dòng vốn mà chính là dòng chảy của tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chính tri thức, công nghệ trong các sản phẩm, dịch vụ được tạo nên từ quá trình đổi mới sáng tạo sẽ là thước đo giá trị cho hoạt động đầu tư tài chính", ông Dũng nói.
Cũng tại sự kiện, 39 quỹ đầu tư đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2023 – 2025 và tổng giá trị đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trong 3 năm là 5 tỷ USD.