Quy định xuất xứ hàng hóa và kỳ vọng về tính khả thi, thông thoáng

Thương hiệu - Giao thương - Ngày đăng : 06:26, 27/12/2022

Việc ban hành Thông tự thay thế Thông tư 38 là yêu cầu bắt buộc, đảm bảo triển khai các hiệp định mới theo cam kết và nâng cao hiệu quả quản lý về xuất xứ hàng hóa XNK.

Ngày 28/4/2018, Bộ Tài chính có Thông tư 38/2018/TT-BTC (Thông tư 38) quy định hồ sơ xác định trước xuất xứ, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK); thủ tục, nội dung kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa XNK.


Ngày 27/5/2020 Bộ Tài chính có Thông tư 47/2020/TT-BTC quy định thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa NK trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona (COVID-19). Ngay Bộ có Công văn 1963/GSQL-GQ4 ngày 26/12/2022 lấy ý kiến tham gia dự thảo Thông tư, thời gian cho phép chỉ 2 ngày (ý kiến gửi về trước ngày 28/12). Ngang “đánh đố” Hiệp hội.

z3990250703412_fd25f9455d03860e30aac052c1ee5c5e.jpg
Văn bản lấy ý kiến tham gia dự thảo Thông tư

Thông tư quan trọng nhưng bất cập

Thông tư 38 có hiệu lực từ ngày 5/6/2018. Thông tư có 10 nội dung mà các doanh nghiệp lưu ý, như: Quy định cụ thể hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hóa XNK; Quy định cụ thể các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Quy định cụ thể các trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Quy định cụ thể thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Quy định cụ thể về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thu nội địa đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế…

Ngoài ra, Thông tư quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Đối với hàng hóa NK áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì hàng hóa áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường; Đối với hàng hóa phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan mà người khai hải quan không nộp thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết luận hàng hóa đủ điều kiện NK hoặc cho phép NK theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo quy định.

Tại cuộc họp báo trước ngày Thông tư 38 có hiệu lực, Tổng cục Hải quan đánh giá Thông tư đã tạo được rất nhiều thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những nội dung quy định tại Thông tư đã bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và áp dụng ưu đãi thuế quan theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo họ, Thông tư số 38 còn tạo nên được sự thống nhất, minh bạch về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hơn thế nữa, lần đầu tiên đối với lĩnh vực xác định xuất xứ hàng hóa XNK có một đầu mối văn bản riêng giúp hải quan và doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện và tra cứu.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, Thông tư 38 đã bất cập. Bằng chứng là, ngày 5/9/2019 Bộ Tài chính có Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38. Như vậy “tuổi thọ” Thông tư 38 chỉ hơn 1 năm.

Có nguyên nhân, tại thời điểm ban hành Thông tư số 38/2016/TT-BTC, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,...) chưa được ký kết để triển khai nên chưa có hướng dẫn tại thông tư này. Trên cơ sở đánh giá rà soát tổng thể quá trình thực hiện đã có nhiều bất cập trong quản lý về xuất xứ hàng hóa như cách thức quản lý kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các doanh nghiệp được cấp phép theo mã REX. Bên cạnh đó, nhiều yêu cầu quản lý cần được bổ sung và hướng dẫn cụ thể ở Thông tư để cơ quan Hải quan có cơ sở pháp lý thực hiện.

Hy vọng khả thi, tương thích và thông thoáng

Từ năm 2019 (trước dịch Covid-19), Tổng cục Hải quan đã xin ý kiến sửa đổi Thông tư 38. Khi đó đã có ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung thông tư về xác định xuất xứ hàng hóa tiếp tục cho thấy vừa bất cập khiến doanh nghiệp khó thực thi, vừa chưa tương thích với các hiệp định thương mại tự do.

0747_img-2370.jpg
Hình ảnh tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Thông tư, ngày 15/6/2022 tại Bình Dương

Do ý nghĩa quan trọng của Thông tư về xuất xứ hàng hóa, ngoài việc "xin ý kiến", ngày 15/6/2022, tại Bình Dương, Tổng cục Hải quan phối hợp với Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (GATF) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hàng hóa XNK.

Mục tiêu của Thông tư (dự thảo) vẫn là tạo thuận lợi cho hoạt động NK hàng hóa của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn thương mại và các cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới. Do đó, dự thảo Thông tư được xây dựng theo các vấn đề cơ bản như: Hợp nhất các nội dung hướng dẫn kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa XNK tại các Thông tư số 38/2016/TT-BTC, Thông tư số 62/2014/TT-BTC, Thông tư số 47/2020/TT-BTC và Thông tư số 07/2021/TT-BTC để xây dựng Thông tư thay thế nhằm tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, thực hiện. Tức là tăng tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật, tránh chồng chéo.

Dự thảo thông tư cũng thay thế nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập  về việc khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ; sử dụng thông báo xác định trước xuất xứ, nộp bổ sung C/O sau khi hàng hoá đã thông quan, nộp C/O đối với trường hợp hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng, quy định liên quan đến thời điểm nộp C/O, về các trường hợp phải nộp C/O,...

Yêu cầu của Thông tư sửa đổi là "pháp lý hóa" hướng dẫn của Bộ Tài chính như về thời điểm nộp C/O, trừ lùi C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan đang ở dạng công văn hướng dẫn. Do vậy, cần phải được quy định ở văn bản pháp quy để đảm bảo căn cứ pháp lý trong quá trình triển khai, thực hiện.

Việc ban hành Thông tự thay thế là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo triển khai các hiệp định mới theo cam kết và nâng cao hiệu quả quản lý về xuất xứ hàng hóa XNK.

Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đại Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các điều khoản về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp XNK Việt Nam. Theo đó, để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực cho cơ quan Hải quan của nước thành viên NK.

Các chuyên gia thuộc GATF, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội khu vực phía Nam cũng đã trao đổi nhiều ý kiến về các vấn đề khó khăn, thách thức trong thực hiện các quy trình, thủ tục liên quan tới xuất xứ hàng hóa XNK; đồng thời đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về xác định xuất xứ hành hóa XNK.

Theo các doanh nghiệp, dự thảo Thông tư đã nhiều điểm mới được sửa đổi theo hướng tích cực, sẽ góp phần tạo thuận lợi hơn, cho hoạt động XNK của doanh nghiệp, cũng như tăng tính minh bạch nhằm chế sự tranh chấp giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Ít nhất có tối thiểu 10 nội dung mới được thay đổi, trong đó có nội dung hồ sơ xác định xuất xứ hàng hóa. Điều này thay đổi về cách nhìn trong xác định xuất xứ, áp mã HS trở về đúng bản chất thật. Đồng thời, đối với các công ty đa quốc gia luôn hướng tới cách làm việc tuân thủ pháp luật, nên việc chấp nhận xác định trước về xuất xứ hàng hóa là một sự minh bạch.

Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến thời gian chờ xác minh chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thời hạn nộp bản chính C/O sẽ được hưởng ưu đãi để doanh nghiệp có thể chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh; việc xử lý khi có sự khác biệt về đơn vị nhập khẩu trên tờ khai hải quan; bảng kê khai tiêu chí xuất xứ nguyên phụ liệu hàng hóa xuất khẩu; quy định về việc dán nhãn hàng hóa và những vướng mắc liên quan đến kỹ thuật của dự thảo thông tư…cần tiếp tục làm rõ.

Vấn đề mấu chốt là Thông tư thay thế phải khắc phục được cập trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, tạo nên sự thông thoáng, khả thi; đồng thời đấu tranh ngăn chặn được các hành vi gian
lận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam bảo vệ được thương hiệu hàng hóa Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngô Đức Hành