Vận tải suy giảm và sự mong đợi phục hồi
Thời sự - Logistics - Ngày đăng : 11:45, 09/01/2023
Vận tải biển và hi vọng tăng trưởng vào mùa hè
Theo đánh giá của các nhà vận tải, nhu cầu xuất khẩu hàng hoá sang Bắc Âu trước Tết Nguyên đán giảm nhiều so với mọi năm. Giá cước container giao ngay từ châu Á đến Bắc Âu dịp này đã tăng 10% so với trước giáng sinh, khoảng 1.874 USD/teu. Theo các nhà phân tích, giá cước dự kiến sẽ giảm trở lại sau kỳ nghỉ lễ để các hãng vận chuyển tăng lượng hàng hóa, tránh những tàu trống hàng.
Năm 2023, điều kiện thị trường container sẽ khác nhiều so với năm 2022. Tuy nhiên, khả năng phục hồi các đơn đặt hàng sẽ phụ thuộc vào sự suy thoái của nền kinh tế.
Tuyến xuyên Thái Bình Dương thì chỉ số giá cước container giao ngay không thay đổi, như Freightos Baltic Exchange (FBX) cho tuyến châu Á đến bờ Tây và bờ Đông Hoa Kỳ lần lượt ở mức 1.401 USD và 2.875 USD/40ft. Theo đó, triển vọng phục hồi tuyến xuyên Thái Bình Dương tốt hơn so với tuyến Á-Âu.
Người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng thu hút nhiều hàng hoá hơn từ châu Âu so với các nhà xuất khẩu châu Á, nên nhu cầu tuyến thương mại xuyên Đại Tây Dương đi về phía tây ở mức tốt.
Các hãng vận chuyển đã chủ động xếp tàu lớn trên tuyến đường di chuyển nên tình trạng tắc nghẽn cảng bờ biển phía Đông Hoa Kỳ giảm bớt, nên giá giao ngay cũng đang giảm nhanh.
Thời điểm tháng 01/2021, thị trường xuyên Đại Tây Dương vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề cung cầu. Giờ đây thị trường thay đổi 180 độ, tuyến thương mại Bắc Đại Tây Dương hoàn toàn mong đợi lãi suất sẽ giảm trở lại mức năm 2021 trong vòng vài tháng tới.
Họ hi vọng giảm giá nhanh chóng, vì họ đã đấu tranh suốt 18 tháng qua. Tuy vậy, họ cũng hi vọng không giảm giá sàn để đảm bảo cho các hãng vận chuyển luôn hoạt động.
Vận tải hàng không cũng mong đợi phục hồi
GSSA Strike Aviation đang kỳ vọng rằng thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ phục hồi trong nửa cuối năm sau sáu tháng mở cửa đầy khó khăn.
Họ dự đoán, sự suy thoái của thị trường sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm nay, mặc dù nó không phải là cuộc khủng hoảng lớn với ngành. Họ cũng hi vọng trong quý 2 năm 2023, thị trường được kì vọng sẽ có những thay đổi tích cực.
Strike Aviation ở Đức đã bắt đầu các chuyến bay chở hàng từ Bỉ đến Ấn Độ, đây là một “thị trường ngách mới đầy hứa hẹn”. Strike Aviation cho biết doanh thu tăng khoảng 20%, một phần là do giá cả tăng liên quan đến lạm phát. Doanh thu giảm khoảng 30% so với cùng kì tháng 12 do thị trường xầu đi và mùa cao điểm năm nay không có.
Do chiến tranh ở Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng đã tác động nghiêm tọng đến thị trường toàn cầu, nên thị trường hàng không dù đã có những thay đổi đáng kể so với đại dịch Covid-19, nhưng cũng còn nhiều thách thức và hàng hoá hàng không cũng suy giảm nhiều.
Nhu cầu giảm nhưng lạm phát cũng giảm
Báo cáo về tình trạng ngành vận tải hàng không tháng 12 năm 2022 của DHL Global Forwarding, sau khối lượng thấp tháng 11 thì nhu cầu tiếp tục giảm trên hầu hết các tuyến thương mại và khả năng tiếp tục kéo dài sang năm 2023.
Các lô hàng thương mại điện tử cùng chỉ tăng thêm không đáng kể cho khối lượng toàn cầu vào cuối năm.
Theo phân tích của CLIVE Data Services chỉ ra dù giá giao ngay giảm, tỷ giá trung bình cho tháng 12 vẫn cao hơn 75% so với mức trước Covid. Báo cáo cũng chỉ ra rằng mặc dù lạm phát sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2023 nhưng nó có khả năng giảm.
Lạm phát toàn cầu bắt đầu leo thang khi áp lực kinh tế bắt đầu giảm vào năm ngoái, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống.
DHL cho biết: “Lạm phát toàn cầu được IMF dự báo sẽ giảm xuống 6,5% vào năm 2023 và 4% vào năm 2024”. Trong quý đầu tiên của năm 2023, DHL dự kiến nhu cầu sẽ thấp nhưng ổn định, với lượng hàng tồn kho cao và doanh thu thấp. Dự kiến nhu cầu sẽ tăng khi các quốc gia phục hồi sau lạm phát.