Những xu hướng công nghệ sẽ thay đổi ngành Logistics vào năm 2023

Công nghệ - Ngày đăng : 13:32, 16/01/2023

Trong khi trình bày tóm tắt về các chiến lược hậu cần chuỗi cung ứng tốt nhất trên hội thảo trực tuyến, Brian Whitlock, Giám đốc Phân tích Cấp cao tại Gartner đã tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng và hậu cần nên chuẩn bị cho sự gián đoạn trong năm 2023 sắp tới.

Ngành Logistics đã trải qua một thời gian dài đầy khó khăn trong những năm gần đây và mọi thứ dần trở nên rời rạc, biến động và khó đoán hơn trước. Với việc mọi hoạt động kinh doanh đều tạm ngừng do đại dịch Covid-19, việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đã có tác động tiêu cực đến toàn ngành.

Trong khi tóm tắt về các chiến lược hậu cần chuỗi cung ứng tốt nhất trong một hội thảo trực tuyến, Brian Whitlock, Giám đốc Phân tích Cấp cao tại Gartner đã tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng và hậu cần nên chuẩn bị cho những sự gián đoạn mới không kể đến tình trạng thời tiết và thiên tai, thiếu nhân lực, tắc nghẽn cảng, v.v.

Sự chuẩn bị trước cho một biến động thị trường lớn như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển các chiến thuật và áp dụng chiến lược mới. Họ sẽ có thể khai thác những hướng đi mới này một cách thành công bằng cách tiếp tục tìm hiểu và đi theo những xu hướng hậu cần mới và đang nổi trong thời gian gần đây.

Dưới đây là một vài xu hướng dự kiến sẽ biến đổi toàn ngành Logistics vào năm 2023:

Cải tiến trong công nghệ RFID

Doanh thu của thị trường Công nghệ Nhận dạng Đối tượng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identity - RFID) toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị đến 17,6 triệu USD vào năm 2028.

many-ways-transporting-goods-freight-world-trade-loading-trucks-logistics-warehouse-delivery-from-online-store_1-compressed.jpg

Tồn tại hơn một thập kỷ qua, RFID có thể cung cấp dữ liệu theo dõi thời gian thực. Tuy nhiên, ngay cả với khoảng đầu tư đáng kể của các doanh nghiệp giao hàng (OFD), RFID vẫn gặp nhiều khó khăn để có được bất kỳ tỷ suất hoàn vốn nào từ công nghệ. Điều này cho thấy rằng việc sử dụng RFID sẽ luôn cho bạn truy cập dữ liệu mà bạn cần.

Tại đây, mọi thứ sẽ tốt hơn khi doanh nghiệp thiết lập các hệ thống gắn chip RFID để thu thập và chia sẻ dữ liệu. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp hậu cần nên cài đặt sẵn công nghệ tích hợp dữ liệu để kết nối những thiết bị cần thiết với hệ thống chính của doanh nghiệp, khi tất cả dữ liệu được lưu trữ và phân tích. Điều này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết sâu sắc hơn và có thể hoạt động tốt hơn, chủ động xây dựng chiến lược mới.

Đẩy mạnh vào quá trình chuyển đổi số trong tương lai

Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng và hậu cần vẫn luôn lo lắng về tốc độ tích hợp ngày càng nhanh hơn trong quá trình số hóa hiện tại. Tuy nhiên, các sự kiện bảo mật gần đây đã chỉ ra nhiều lỗ hổng mới trong bối cảnh chuỗi cung ứng hiện tại, đưa thêm lý do chính đáng cho số hóa phát triển. Việc chuyển đổi số chuỗi cung ứng sẽ đổi mới chuỗi cung ứng với trọng tâm ở kết hợp công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động khác nhau trên chuỗi cung ứng. Số hóa chuỗi cung ứng và hậu cần thành công sẽ hợp lý hóa, cải thiện và giúp quy trình chuỗi cung ứng của bạn linh hoạt hơn.

Giao hàng dặm cuối

Giao Hàng Dặm Cuối là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy toàn bộ ngành hậu cần tiến lên phía trước. Tuy nhiên, khi đây là bước cuối cùng trong quy trình giao hàng, trong đó hàng hóa và dịch vụ được chuyển từ nơi phân phối đến điểm đến cuối cùng, quá trình Giao hàng Dặm Cuối vẫn còn khá tốn kém. Sự phức tạp và chi phí liên quan càng trở nên trầm trọng hơn trước nhu cầu giao hàng nhanh ngày càng tăng, dẫn đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai thêm các giải pháp công nghệ mới nhất.

Sự phát triển gần đây trong mảng này cho chúng ta thấy dịch vụ giao hàng chặng cuối đang được đẩy đến giới hạn cuối cùng. Có nhiều yếu tố cần xem xét khi cố gắng tối ưu hóa quá trình này. Với sự ra đời của máy bay tự động không người lái tự vận chuyển đơn hàng và những công nghệ quan trọng mới được áp dụng, tương lai của ngành hậu cần sẽ rất thú vị. Các hoạt động giao hàng chặng cuối hiệu quả hơn sẽ giúp khách hàng vui vẻ và hài lòng, từ đó tăng trưởng trong kinh doanh, lòng trung thành với thương hiệu và lợi nhuận tốt hơn từ mọi người.

Nhu cầu giảm khí nhà kính sẽ tăng hơn hết

top-view-many-trailers-containers-near-logistics-warehouse-evening-compressed.jpg

Không có ngành nào chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 bằng ngành hậu cần cả. Tuy nhiên, khi mọi thứ bắt đầu trở lại bình thường ở mọi nơi trên thế giới, ngành công nghiệp này đã phục hồi trở lại. Đồng thời, lượng khí thải từ đây cũng tăng nhanh khiến môi trường trở nên tồi tệ hơn nhiều. Vận tải hàng hóa đóng góp 8% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu (11% nếu tính cả kho và cảng), và ngành hậu cần sẽ trở thành ngành phát thải carbon cao nhất vào năm 2050. Do đó, các nhà lãnh đạo ngành hậu cần đang thực hiện các bước hướng tới quá trình khử cacbon tối ưu hơn.

Các nhà đầu tư lo lắng về những rủi ro trọng yếu do biến đổi khí hậu gây ra đã phát triển các khuôn khổ báo cáo mới, chẳng hạn như khuôn khổ báo cáo của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Bền vững (SASB) và Lực lượng Đặc nhiệm về Công bố Tài chính Liên quan đến Khí hậu (TCFD). Để đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính sẽ đòi hỏi toàn ngành bắt buộc phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và sẵn sàng đón nhận những thay đổi có thể biến đổi lượng khí thải này bằng cách cơ bản nhất.

Theo financialexpress.com

Tiến Khoa chuyển ngữ