Tạo "bệ phóng" cho doanh nghiệp đầu ngành logistics Việt Nam

Thương hiệu - Giao thương - Ngày đăng : 11:56, 27/01/2023

Việt Nam đã trở thành quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 700 tỷ USD trong năm 2022. Thành quả ‘thần kì’ này có phần đóng góp quan trọng của ‘Những cánh chim không mỏi’ Ngành Logistics Việt Nam, trong đó có Công ty CP Gemadept.

Thế giới đang trong giai đoạn đầy biến động khó lường với những sự kiện chưa bao giờ có tiền lệ. Mặc dù vậy, với tình hình chính trị xã hội ổn định, thị trường nhiều tiềm năng, cũng như đang trong giai đoạn dân số vàng với đội ngũ lao động dồi dào, tiếp thu nhanh chóng các tiến bộ phát triển của thế giới, nhờ có những nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu mạnh mẽ trong những giai đoạn khủng hoảng.

screenshot_1672203404.jpg

Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn đồng nghĩa với việc sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ các nước phát triển có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh. Đứng trước thách thức này, một trong những yếu tố để nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu đó là gia tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu ngành.

‘Những cánh chim đầu đàn’ của ngành logistics Việt Nam có thể kể đến Gemadept, In Đô Trần, Transimex... Với sứ mệnh của doanh nghiệp đầu ngành logistics, những doanh nghiệp này, không chỉ dẫn dắt về thị trường, thị phần, mà còn giữ vai trò trung tâm, đi đầu trong phát triển công nghệ, xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo lập nền tảng sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế và tạo môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển, vươn lên...

Để hoàn thành sứ mệnh của một doanh nghiệp đầu ngành logistics, doanh nghiệp cần đủ khả năng gánh vác được những vai trò quan trọng, đặc biệt là:

» Vai trò dẫn dắt:Doanh nghiệp logistics với vị thế tiên phong trong ngành, cần có khả năng kiểm soát được thị phần ngay tại thị trường Việt Nam và từng bước vươn ra thế giới, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

» Vai trò ảnh hưởng: Khả năng ảnh hưởng, dẫn dắt, tạo động lực và truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác, hình thành nên cộng đồng doanh nghiệp quốc gia có năng lực cạnh tranh vượt trội trên thị trường quốc tế.

» Vai trò cống hiến: Đóng góp tri thức, kinh nghiệm, chia sẻ các giá trị cho cộng đồng, góp phần thúc đẩy dòng chảy kinh tế, sự phát triển chung của xã hội và đất nước.

screenshot_1672203419.jpg

Gemadept, từ khi thành lập năm 1990, luôn đảm nhận vị thế tiên phong đóng góp cho ngành logistics nước nhà, kiến tạo hệ sinh thái Cảng và Logistics tại Việt Nam. Hiện nay, Gemadept đang không ngừng nâng cao tiêu chuẩn công nghệ của hệ sinh thái và chất lượng dịch vụ, nhằm từng bước góp phần đưa hệ thống cảng biển và logistics của Việt Nam vào chuỗi cung ứng quan trọng toàn cầu.

Gemadept, một lần nữa, đã và đang tiên phong xây dựng mô hình ‘Cảng thông minh’. Mô hình của Gemadept được phát triển dựa trên hai yếu tố: Tự động hóa và Chuyển đổi số. Đối với tính tự động hóa, nổi bật trong hệ sinh thái cảng của Gemadept đó là Cảng nước sâu Gemalink, được Gemadept đầu tư đồng bộ ngay từ đầu, hiện Gemalink đang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến hàng đầu. Các thế hệ cẩu e-RTG, e-STS, e-FCC của Gemalink đều có thể sử dụng điện lưới, tích hợp công nghệ kiểm soát tải linh hoạt, cùng hệ thống DGPS kết hợp đồng bộ với phần mềm quản lý cảng hiện đại.

Về chuyển đổi số, tháng 5-2021, Gemadept ra mắt và triển khai ứng dụng cảng thông minh SmartPort trên hệ thống cảng của Công ty. SmartPort đáp ứng tối ưu các tính năng của một Cảng điện tử, bao gồm: Đăng ký Lệnh trực tuyến, Thanh toán trực tuyến, Chứng từ điện tử, E-DO, E-Gate, Tra cứu dữ liệu tích hợp đa Cảng trực tuyến, vận hành khai thác tự động và nhanh chóng. Tại thời điểm mới triển khai, khi dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh và cản trở các hoạt động giao tiếp, tiếp xúc trong tác nghiệp logistics, SmartPort của Gemadept như một giải pháp tiên phong tháo gỡ vấn đề nóng của hệ thống cảng.

Bằng khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu của SmartPort cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại có khả năng tự động hóa cao, hệ sinh thái Gemadept đang cung cấp cho thị trường logistics Việt Nam những dịch vụ ngày càng nhanh, chính xác và tiết kiệm chi phí hơn, góp phần xanh hóa chuỗi cung ứng logistics Việt.

Bên cạnh đó, Gemadept tích cực phát động và tham gia các hoạt động vì môi trường và xã hội.

Bên cạnh đó, Gemadept tích cực phát động và tham gia các hoạt động vì môi trường và xã hội. Tiêu biểu là dự án trồng bù rừng “Seed for Sea” do Gemalink và các đối tác triển khai trồng thí điểm hàng trăm héc-ta rừng ngập mặn trên khắp đất nước, giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện hệ sinh thái cũng như đem đến cho người dân địa phương nhiều lợi ích về kinh tế, du lịch, khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản...

screenshot_1672203431.jpeg

Để những doanh nghiệp đầu ngành logistics có tinh thần dân tộc luôn phụng sự cho công cuộc phát triển cho đất nước có cơ hội tiếp tục cống hiến và đưa ngành logistics Việt Nam vươn ra thế giới, cần có sự hợp lực của Nhà Nước và các bộ ngành liên quan. Nhằm tạo được một bệ phóng mạnh mẽ cho doanh nghiệp logistics Việt, rất cần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, các thủ tục liên quan đến ngành logistics cần đơn giản hóa. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể đưa ra các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp tiên phong trong từng lĩnh vực của ngành logistics nhằm tạo ra các doanh nghiệp logistics có năng lực mạnh trên từng mảng chuyên biệt từng bước kiến tạo là một cộng đồng logistics có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực và trên thế giới.

Thu Thảo