Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam

Nguyễn Tương|03/08/2020 14:55

(VLR) Trong bối cảnh khôi phục và phát triển dịch vụ logistics do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK), cung cấp dịch vụ logistics (LSP) nói riêng. Công nghệ số nhằm phục vụ cho động lực đó.

Tình hình chung trên đây cho thấy Chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách đối với các LSP nước ta

Tình hình chung trên đây cho thấy Chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách đối với các LSP nước ta

Chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách đối với logistics Việt

Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường XNK, logistics trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc cách mạng số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Do tác động của đại dịch COVID-19 nên chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics -xương sống của chuỗi cung ứng.

COVID-19 đã làm thay đổi cách tiêu dùng, phương thức hoạt động, trao đổi thương mại. Thương mại điện tử (E-Commerce) của nước ta đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo các hoạt động logistics. Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, quá trình chuyển đổi số đáng lẽ cần 5 năm để áp dụng vào DN và người tiêu dùng, thì nay chỉ mất 8 tuần nhờ cú hích từ đại dịch.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) ý thức rằng, logistics là ngành dịch vụ trọng yếu, có giá trị gia tăng cao, là nền tảng cho thương mại hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta. Chính vì vậy, chuyển đổi số trong các LSP có quan hệ mật thiết và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các DN XNK và các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ công liên quan tới XNK. Yêu cầu lớn nhất về khoa học công nghệ trong ngành dịch vụ logisitics nước ta hiện nay là tăng cường số hóa và tự động hóa trong các hoạt động logistics, nhằm nâng cao hiệu quả và cắt giảm chi phí hoạt động. Đi đôi với việc tích cực chuyển đổi số là việc chủ động tham gia Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tình hình chung cho thấy chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và có tính cấp bách đối với các LSP nước ta. Theo các chuyên gia giải thích “Số hóa là” việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "Chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Vì vậy, các LSP cần thiết phải chuyển đổi số (Digital Tranformation) nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số.

Một số khó khăn trong việc chuyển đổi số của doanh nghiệp LSP

Theo khảo sát năm 2018 của VLA, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại LPS còn chưa cao. 30% các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang được sử dụng tại cácLSP là các ứng dụng cơ bản như hệ thống quản lý giao nhận, kho bãi, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý vận tải và khai báo hải quan (được ứng dụng nhiều nhất 75% - 100%)... Khó khăn chính trong việc chuyển đổi số đối với LSP là về tài chính, con người và chọn công nghệ thích hợp.

Chi phí đầu tư cho chuyển đổi số rất lớn: từ 200 triệu VNĐ đến hàng chục tỷ VNĐ cho việc triển khai các giải pháp logistics. Mà khoảng hơn 80% Hội viên VLA là SMEs và khoảng 97% LSP nói chung là SMEs cho nên các DN thiếu vốn đầu tư.

Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam do ứng dụng vào hoàn cảnh thực tế hoạt động logistics ở Việt Nam. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp với hoạt động dịch vụ của mỗi DN. Hiện nay, có 17 loại hình dịch vụ logistics đang được các LSP cung cấp ở mức độ khác nhau.

Tâm lý DN chưa thực sự tin tưởng (bảo mật, mức độ an toàn, khả năng thanh toán...) Cùng với đó là thói quen ngại thay đổi của lãnh đạo DN và nhân viên. Muốn chuyển đổi số hiệu quả, trước hết cần giải quyết nhận thức của DN.

Để việc chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics đạt được hiệu quả, chúng ta phải triển khai có kết quả Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngoài nội lực của DN, đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ DN trong việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan, hỗ trợ nguồn vốn trong điều kiện có thể, nhất là DN đi đầu trong chuyển đổi số.

Hoạt động chuyển đổi số của VLA

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành dịch vụ logistics hiện nay, Hội nghị Ban Chấp hành VLA, tháng 5/2020 đã có nghị quyết tiến hành các dự án cụ thể liên quan đến chuyển đổi số, bao gồm một số đề án chính.

Đầu tiên, thử nghiệm mô hình mẫu, nhân rộng mô hình ứng dụng và chuyển giao giải pháp eDO (Lệnh giao hàng điện tử) và eBL(Vận đơn điện tử) cho hàng chung chủ (LCL) vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không bằng công nghệ blockchain. Dự án này đang được tích cực nghiên cứu và chuẩn bị triển khai trong vòng 3 tháng nữa.

VLA đã có thỏa thuận ban đầu cùng Tập đoàn FPT và Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA) thống nhất cùng thành lập một công ty cộng nghệ cộng đồng hướng đến phát triển 1 PLAFORM Trục để kết nối các ứng dụng công nghệ có sẵn vào nhằm phục vụ chung cho cả cộng đồng LSP và cộng đồng chủ hàng ( XNK) mà trước mắt là các Hội viên của VIDA. Nếu hợp tác giữa VLA và VIDA thành công sẽ tiếp tục lan tỏa đến các hiệp hội ngành nghề khác tham gia. Hai Hiệp hội đã có nhiều trao đổi về xây dựng Điều lệ công ty, cách thức góp vốn, điều hành công ty để sớm đi vào triển khai hoạt động. Việc xây dựng nên nền tảng số cho chuỗi dịch vụ logistics sẽ kết nối các các bên liên quan trong chuỗi (cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận, kho,...) để chia sẻ dữ liệu, tăng tính hiện hữu cho chuỗi, nâng cao hiệu suất sử dụng, khai thác phương tiện, hiệu quả hoạt động và sản phẩm đầu tiên trên nền tảng số đó là eDO với công nghệ blockchain nói ở trên.

VLA đã cùng với Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành xây dựng đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao một số công nghệ hỗ trợ ngành dịch vục logistics”, thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017. Đề án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ gửi Bộ Công Thương xem xét ra quyết định thực hiện.

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ - Robotics và AGV – Công nghệ robot/AI trong kho hàng với nhiều loại Robot, loại tự động cất trữ và lấy hàng (ASRS), Xe robot lấy hàng (Robotic forklift trucks), hay Bultler (Part-to-Picker).


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO