Đồng Tháp: Hạt gạo thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Bảo Hân (tổng hợp) |16/12/2023 07:35

Đồng Tháp định hướng phát triển ngành hàng gạo trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực theo hướng bền vững thông qua phát triển vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng áp dụng đồng bộ giải pháp giảm giá thành sản xuất.

5_8.jpg
Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về diện tích và sản lượng lúa gạo

Tính đến hết tháng 10 năm 2023, sản lượng gạo xuất khẩu của Đồng Tháp đạt 449.393 tấn, kim ngạch đạt 265,56 triệu USD, tăng 41,38% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 114,47% so kế hoạch năm.

Sở dĩ xuất khẩu gạo tăng mạnh là do yếu tố thị trường thuận lợi. Cụ thể là nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia tăng cao, trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ lại hạn chế.

Trong bối cảnh đó doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Tháp đã tận dụng tốt cơ hội của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó tăng đơn hàng và kim ngạch, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người trồng lúa.

Theo số liệu từ Sở Công Thương, hiện tại, toàn tỉnh Đồng Tháp có 20 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, gạo xuất khẩu sang 29 thị trường, trong đó thị trường châu Á chiếm tỷ lệ khoảng 90%, châu Đại Dương là 7%, còn lại là các châu lục khác.

Để có lượng gạo chất lượng xuất khẩu, tỉnh Đồng Tháp ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, cao sản chất lượng cao, hạt tròn, giống có thời gian sinh tưởng từ 90 – 105 ngày, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, chống chịu với một số đối tượng sâu bệnh. Đối với khu vực vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh ưu tiên áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình – khá. Đối với vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu tỉnh ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao.

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích sản xuất lúa mỗi năm dao động từ 480.000 - 500.000 ha, sản lượng ước tính trên 3,3 triệu tấn. Đồng Tháp định hướng phát triển ngành hàng gạo trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực theo hướng bền vững thông qua phát triển vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng áp dụng đồng bộ giải pháp giảm giá thành sản xuất. Bên cạnh tỉnh đã cấp 431 mã số vùng trồng lúa với tổng diện tích hơn 65 nghìn ha. Diện tích được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hơn 6.600 ha; diện tích được chứng nhận VietGAP hơn 4.000 ha.

Dự kiến sản lượng xuất khẩu gạo năm 2023 của tỉnh đạt khoảng 584.142 tấn, tăng 41,37% so với năm 2022; kim ngạch đạt 336,26 triệu USD, tăng 66,66% so với năm 2022, đạt 144,94% kế hoạch (kế hoạch xuất khẩu gạo dự kiến đạt 338.000 tấn, kim ngạch đạt khoảng 232 triệu USD).

* Năm 2023, nông dân trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp thắng lớn khi giá lúa vụ hè thu, vụ thu đông liên tục tăng mạnh. Theo nhiều nông dân trồng lúa cho biết, với giá bán dao động từ 9.400 - 9.700 đồng/kg như hiện nay, nông dân có lãi từ  30 - 35 triệu đồng/ha. Đây là mức lợi nhuận cao kỷ lục trong nhiều năm qua.

* Đồng Tháp là địa phương phát triển mạnh ngành hàng lúa gạo, đã quy hoạch 2 vùng trồng: Vùng ngập sâu khoảng 100.000ha với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm chất lượng cao xuất khẩu sang thị trường trọng điểm như: Đông Á, Trung Quốc, EU. Vùng ngập cạn với diện tích khoảng 70.000ha, sản lượng 1 triệu tấn/năm phục vụ các thị trường: châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á.

Bài liên quan
  • Xuất khẩu gạo Việt Nam thiết lập kỷ lục mới sau 34 năm
    - OECD dự báo tăng trưởng toàn cầu có thể chậm lại trong năm 2024 - Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu vào cuối năm - Sản lượng ôtô toàn cầu của Toyota đạt mức cao kỷ lục - Xuất khẩu gạo Việt Nam thiết lập kỷ lục mới sau 34 năm - Đồng loạt kiến nghị giữ lại, tôn tạo chợ Đầm Tròn Nha Trang

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Đồng Tháp: Hạt gạo thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO