Khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Nga Nguyễn|27/04/2022 14:57

(VLR) Sau 13 năm khởi công và không ít lần tạm dừng, sáng nay (ngày 27/4) cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cũng chính thức được khánh thành, trong sự vui mừng phấn khởi của chính quyền, nhân dân tỉnh Tiền Giang. Cao tốc được đưa vào vận hành đúng dịp lễ 30/4 sẽ giúp người dân di chuyển đỡ vất vả hơn.

Lãnh đạo Trung ương, địa phương và đại diện chủ đầu tư, đơn vị thi công cắt băng khánh thành Dự án

Lãnh đạo Trung ương, địa phương và đại diện chủ đầu tư, đơn vị thi công cắt băng khánh thành Dự án

Ban quản lý dự án cho biết, dự kiến trong 60 ngày, từ07h30 ngày 30/4, cao tốc sẽ được đưa vào lưu thông 2 chiều trên tuyến chínhkhông thu phívới tốc độ tối thiểu 60km/h, tối đa 80km/h.Đây là thời gian để công ty triển khai các bước thử nghiệm vận hành, kiểm soát tải trọng,đánh giá các khâu kỹ thuật trước khi chính thức đưa vào thu phí hoàn vốn cho dự án.

Các phương tiện được lưu thông trên đường cao tốc trừ: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h; Máy kéo, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ, súc vật; Xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc).

Phát biểu tại lễ khánh thành Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh: “Việc khánh thành đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với chiều dài 51,5km, quy mô 4 làn xe có ý nghĩa rất quan trọng. Đây cũng là bước khởi đầu để phấn đấu từ nay đến cuối năm 2022 hoàn thành tiếp 361km đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, phấn đấu đến 2025 hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau”.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chúc mừng dự án

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chúc mừng dự án

Ban quản lý dự án cho biết, dự án khởi công lần đầu từ tháng 11/2009, sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành vàđến hết năm 2018, dự án chỉmới hoàn thành được hơn 10% tiến độ.

Bước sang năm 2019, Dự án vẫn còn rất nhiều khó khăn khiến liên danh các nhà đầu tư rơi vào bế tắc như: không huy động được nguồn vốn vì tất cả các phương án tài chính đều bị phá vỡ; 1 trong 6 thành viên liên danh nhà đầu tư liên quan đến nhiều vụ án hình sự; tuyến đường có 45km đi qua vùng đất có địa chất yếu cần được xử lý; tình hình ngập mặn khiến chi phí vận chuyển vật liệu leo thang, thời gian vận chuyển kéo dài; sức ép về niềm tin của Đảng, Chính phủ và hơn 20 triệu đồng bào miền Tây lên Dự án…

Tháng 3/2019, khi Chính phủ chuyển Cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang, liên danh các nhà đầu tư đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia quản trị, điều hành dự án thông qua doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (DNDA).

Ngay sau khi tiếp nhận, Tập đoàn Đèo Cả đã “nhập cuộc” với quyết tâm “Dự án chậm một ngày, thêm một ngày mắc nợ với nhân dân”, nhanh chóng thực hiện một loạt biện pháp để tái khởi động: kiện toàn năng lực quản trị điều hành; chuyển văn phòng làm việc từ TP.HCM về đặt tại hiện trường dự án; loại nhà đầu tư 0 đồng, nhà thầu kém năng lực; bố trí nhân sự giàu kinh nghiệm để tổ chức vận hành… Tập đoàn Đèo Cả đã lập đồng hồ đếm ngược ngày thông tuyến, gắn trách nhiệm cho mình và cho cơ quan Nhà nước về các mốc tiến độ của dự án để công khai cho người dân giám sát.

Tiếp sau đó, Ban điều hành dự án đã giải quyết hàng loạt vấn đề khác liên quan đến nguồn vốn. Tháng 8/2019, UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt điều chỉnh hồ sơ Dự án với tổng mức đầu tư là 12.668 tỷ đồng. Cuối tháng 9/2019, trong chuyến kiểm tra thực địa ở công trường dự án, Thủ tướng Chính phủ đã trao quyết định giao vốn NSNN ngay tại công trường. Đến tháng 12/2019, nguồn vốn tín dụng cũng đã được khơi thông. Lần đầu tiên Dự án BOT đã thực hiện việc hợp vốn các Ngân hàng do Vietinbank đứng đầu, điều kiện giải ngân bắt buộc khi ký kết hợp đồng tín dụng là phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp.

Trong 2 năm tiếp theo (2020 - 2021), dự án chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19. Hàng trăm kỹ sư, cán bộ, công nhân viên tại công trường trở thành F0, F1, F2, phải thực hiện cách ly y tế tập trung hoặc tại chỗ, 13 gói thầu phải tạm ngừng thi công... Trước tình hình đó, Tập đoàn Đèo Cả đã cùng với tỉnh Tiền Giang chủ động kiến nghị Bộ Y tế phân bổ nguồn vắc-xin cho người lao động ở dự án, đồng thờiđiều động nhân sự từ các Dự án ở khu vực miền Bắc, miền Trung vào thay thế cho các nhân sự đang phải cách ly…

Làm cao tốc thì thực hiện theo phương thức PPP như lời Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói. Ngay khi các nhà đầu tư, nhà thầu gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của đại dịch, Tập đoàn Đèo cả đã kịp thời huy động nguồn lực ứng trước cho dự án 500 tỷ đồng thông qua hình thức hợp đồng hợp tác BCC (áp dụng quy định của luật PPP) để đảm bảo nguồn vật liệu, chi trả chi phí nhân công, không để dự án vì thiếu tiền dẫn tới đình trệ.

Với quyết tâm làm việc “3 xuyên”: “xuyên đêm, xuyên Tết, xuyên dịch”, vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết, hạn, xâm nhập mặn, nguồn nguyên liệu khan hiếm… hơn 1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân 2 lần ăn tết tại công trường, vẫn thay ca nhau ngày đêm bám sát hiện trường, biến thách thức thành cơ hội, biến sự hoài nghi thành động lực, lấy lại lòng tin đã mất của khoảng thời gian 1 thập kỷ về trước.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông tuyến đúng theo cam kết với Chính phủ.Doanh nghiệp sẽ tiếp tục phối hơp cùngUBND tỉnh Tiền Giang giải quyết các tồn tại, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn giao thông, tố chức đánh giá quá trình khai thác để hiệu chỉnhtrước khi đi vaothu phí hoàn vốn cho Dự án.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO