Hà Nội, hai huyện "sáng giá" sẽ lên quận trong năm 2023

Bảo Hân (tổng hợp)|01/02/2023 08:07

Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy định hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Thủ đô Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh) và Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai).

trung-tam-thanh-pho-ha-noi-603da1f235b38-8814.jpg
"Đây lắng hồn núi sông ngàn năm" (Người Hà Nội, ca khúc Nguyễn Đình Thi)

Cuối năm 2022, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Quyết định số 3916/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho UBND các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng thực hiện việc lập đề án thành lập quận, phường của 5 huyện.
Được biết, theo chương trình Thành ủy Hà Nội đã ban hành, 5 huyện sẽ lên quận giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng và 3 huyện lên quận giai đoạn 2026 - 2030, gồm: Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh. Trong đó, TP Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ để huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận vào năm 2023.
Đông Anh là địa bàn có diện tích lớn nhất trong số 5 huyện được nâng cấp thành quận giai đoạn 2021 - 2025 với tổng diện tích hơn 180km2, dân số khoảng 380.000, đơn vị hành chính gồm 23 xã, 1 thị trấn.
Tiếp đó là huyện Gia Lâm gần 115km2, dân số 280.000, 20 xã, 2 thị trấn; huyện Hoài Đức diện tích 82km2, dân số trên 230.000, 19 xã, 1 thị trấn; Đan Phượng rộng hơn 77km2, dân số trên 174.000, 15 xã, 1 thị trấn; Thanh Trì có diện tích nhỏ nhất trong số 18 huyện, thị xã của Hà Nội, với hơn 63km2, dân số trên 200.000, gồm 15 xã, 1 thị trấn.

Tại Hội nghị lần thứ X của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII Thành ủy Hà Nội đã có Kết luận 100-KL/TU về kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách và đầu tư công năm 2022 - 2023; Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy định hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Trong đó Hà Nội đặt mục tiêu sẽ phát triển hai thành phố trực thuộc trong tương lại.

Theo Thành ủy Hà Nội, hai thành phố này sẽ là tiền đề tạo cực tăng trưởng mới để phát triển kinh tế - xã hội đối với các khu vực phía Bắc, phía Đông và phía Tây của Thành phố.

Ngoài ra, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố đề nghị tiếp tục nghiên cứu định hướng phát triển đối với khu vực nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Bắc Bộ; bên cạnh đó cần quan tâm phát triển các huyện phía Nam, vùng xa, giáp ranh với các tỉnh khác như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì (vốn là các địa phương còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội), tránh để hình thành các vùng trũng về phát triển của Thành phố. Thành phố cũng sẽ tập trung quy hoạch và đầu tư đưa một số huyện thành quận, trước mắt trong năm 2023 phấn đấu đưa 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận.

Với nhiệm vụ quy hoạch phải bám sát nội dung tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị: Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quán triệt quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội (Văn hiến - Văn minh - Hiện đại) và tính toán các điều kiện về hạ tầng nhằm góp phần đẩy mạnh việc liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đồng thời, nghiên cứu các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đảm bảo đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, các đồ án quy hoạch chuyên ngành của Thành phố.

Đề xuất xây dựng Trung tâm Outlet

Hà Nội mới đề xuất bố trí quỹ đất thương mại, dịch vụ khoảng 811,6 ha tại khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài để thực hiện dự án Trung tâm Outlet.

9789-1675157436-a2-1503993272-2909(1).jpg
Trung tâm Outlet sẽ nằm hai bên đường Võ Nguyên Giáp

Được biết, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, các quận, huyện đã rà soát, xác định địa điểm dự kiến bổ sung chức năng khu tổ hợp Outlet (khu trung tâm mua sắm, buôn bán cấp vùng).
Các đơn vị đã đề xuất bố trí quỹ đất thương mại, dịch vụ khoảng 811,57 ha tại khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài để thực hiện dự án Trung tâm Outlet.
Theo dự kiến, liên ngành cũng tiếp tục rà soát, đề xuất bố trí quỹ đất thương mại, dịch vụ tại huyện Sóc Sơn, huyện Thanh Trì để nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án Trung tâm Outlet thứ 2.
Tại Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, trong đó có đề xuất triển khai đầu tư xây dựng 1 - 2 khu outlet quy mô lớn.
Được biết, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xây dựng 2 - 3 siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như đã hoàn thành trung tâm thương mại Vin Ocean Park tại huyện Gia Lâm và trung tâm thương mại Vinsmart City tại quận Nam Từ Liêm, hiện đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ Trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai, Lotte Mall, Tây Hồ.
Bên cạnh đó, Hà Nội đang triển khai đền bù giải phóng mặt bằng tháp Trung tâm tài chính Đông Anh được khoảng 9/13 ha, dự kiến khởi công vào tháng 11/2023.

Bài liên quan
  • Thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội
    Ngày 12/11, Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) chính thức được thành lập và ra mắt. Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Delta được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ 2022-2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội, hai huyện "sáng giá" sẽ lên quận trong năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO