Logistics và dịch vụ vận tải đường ống

01/01/1970 08:00

(VLR) Vận tải đường ống là một phương thức vận tải đặc biệt, có liên quan đến logistics vì, về điều kiện kinh doanh, đang được điều chỉnh bởi Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05.09.2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG ỐNG

Vận tải đường ống là một phương thức vận tải đặc biệt, có liên quan đến logistics vì, về điều kiện kinh doanh, đang được điều chỉnh bởi Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05.09.2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Theo Nghị định số 140/2007/NĐ-CP, thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics không được kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống. Thương nhân nước ngoài là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà VN có cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ logistics. Như vậy, có thể hiểu chỉ doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo pháp luật VN mới được kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống. Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định trực tiếp, cụ thể điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện không thấy ghi nhận loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống.

Thực trạng này có thể giải thích thông qua nghiên cứu quy định của pháp luật qua từng thời kỳ và tình hình quản lý, vận hành, khai thác các tuyến đường ống hiện nay. Các tuyến đường ống này ra đời và phát triển gắn liền với quá trình phát triển của ngành dầu khí VN. Từ năm 1959, trên cơ sở hỗ trợ của Chính phủ Liên Xô (cũ) và những phát hiện của các nhà địa chất Pháp đầu thế kỷ XX về một số vết lộ dầu ở Đồng Hồ (Quảng Ninh), Núi Lịch (Yên Bái), Nậm Úm và Sài Lương (Sơn La), Đầm Thị Nại (Quy Nhơn - Bình Định), VN đã tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, những hoạt động này chỉ dừng lại ở phạm vi thăm dò địa chất. Mãi đến tháng 3.1975 mới phát hiện dòng khí thiên nhiên và condensate (khí ngưng tụ) có giá trị thương mại tại giếng khoan ở Tiền Hải-Thái Bình.

Ngày 3.7.1980, Chính phủ VN và Chính phủ Liên Xô (cũ) ký Hiệp đinh hợp tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Nam VN. Năm 1981 ký Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) tại Vũng Tàu. Năm 1986 khai thác tấn dầu thô thương mại đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ, đánh dấu VN vào trong danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới.

Năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành. Năm 1993 Luật Dầu khí được ban hành (sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2008). Hoạt động dầu khí triển khai mạnh mẽ. Năm 1995 thành lập Tổng Công ty Dầu khí VN nay là Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với tên gọi Tập Đoàn Dầu khí VN (Petrovietnam- PVN).

Đường ống đầu tiên là hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được xây dựng trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Petrovietnam với các đối tác nước ngoài là BP VN và ConocoPhillips VN. Dự án khởi động từ năm 2001, do BP điều hành. Đến năm 2008 đã chuyển giao cho Petrovietnam, hiện nay do Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas), thuộc Tập đoàn Dầu khí, vận hành. Đường ống này dài 400km, công suất 7 tỷ m3 khí/năm, vận chuyển khí từ bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi vào đất liền và sau khi xử lý tại trạm Dinh Cố, phân phối cho Khu công nghiệp Phú Mỹ, Hiệp Phước. Ngoài ra, PVGas còn chịu trách nhiệm vận hành hệ thống đường ống khí PM3-Cà Mau dài 330km, công suất 2 tỷ m3/năm. Năm 2010 PVGas đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Chevron (Hoa Kỳ), MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) để thực hiện Dự án Đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn, công suất 6,4 tỷ m3/năm, dài gần 400km đi qua địa bàn TP.Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, chủ yếu cung cấp cho Khu công nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau, Trung tâm Điện lực Ô Môn, Trà Nóc - Cần Thơ.

Ngoài ra, phải kể đến Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang vận hành, khai thác một số tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu, tổng chiều dài 500km, công suất vận chuyển 4 triệu tấn/năm, phần lớn nằm ở các tỉnh, thành phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam… Hệ thống đường ống này có nguồn gốc sở hữu Nhà nước, được xây dựng để cung cấp xăng dầu cho nhu cầu quốc phòng và các hoạt động kinh tế - xã hội theo kế hoạch. Do được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 1973 nên đã lạc hậu, quá tải, hiện nay Petrolimex đang triển khai nâng cấp đường ống và khai thác thương mại.1

Có thể nói rằng các hệ thống đường ống VN hiện hữu có nguồn gốc từ mục đích khai thác thương mại chỉ được xây dựng trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí; đầu tiên hết là đường ống Nam Côn Sơn. Theo quy định của Luật Dầu khí và Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12.9.2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí, ngoại trừ liên doanh Vietsovpetro thành lập theo Hiệp định ký kết giữa VN với Liên Xô (cũ), các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, chỉ có thể tham gia hoạt động dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí ký kết với Petrovietnam, thường là đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) để thực hiện dự án (như dự án Nam Côn Sơn, Lô B-Ô Môn.) Do vậy, các đường ống đã được xây dựng theo điều kiện và quy chuẩn của từng dự án được phê duyệt. Có thể xem quy định nói trên của Luật Dầu khí và Nghị định số 48/2000/NĐ-CP là quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường ống hiện nay.

Về điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm an toàn đường ống vận chuyển khí, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thì Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 12.02.2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền quy định những điều kiện khá rõ ràng, chi tiết về:

- Tiêu chuẩn thiết kế độ dày thành đường ống; độ sâu của đường ống đặt ngầm tối thiểu tính từ mặt bằng hoàn thiện tới đỉnh ống.

- Biện pháp an toàn, đảm bảo các phương tiện thủy hoạt động không thể đâm, va vào đường ống; các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống rung động và va đập đối với đường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt.

- Khoảng cách an toàn giữa hai đường ống chôn ngầm đặt song song, hai đường ống liền kề (1 ống đặt ngầm, 1 ống đặt nổi), đường ống chôn ngầm đặt xiên.

Tóm lại, đối với điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống phải tham chiếu quy định của pháp luật chuyên ngành dầu khí. Với lợi điểm hiệu quả, nhanh chóng, chi phí thấp, phương thức vận tải đường ống chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai không xa, vì vậy cần có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành cho phù hợp với xu thế chung.

CÁC ĐỀ XUẤT VỀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐƯỜNG ỐNG

Phương thức vận tải đường ống ở VN chủ yếu dùng để vận chuyển khí và xăng dầu. Hệ thống đường ống hiện nay được xây dựng trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí và được pháp luật dầu khí điều chỉnh về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, theo Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hệ thống ngành kinh tế VN thì hoạt động vận chuyển dầu, khí tự nhiên bằng đường ống được phân vào nhóm



1

Nguồn: Tổng hợp từ Website Petrovietnam – www.pvn.vn. Website Petrolimex - www.petrolimex.com.vn


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Logistics và dịch vụ vận tải đường ống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO