Phát triển công nghiệp hỗ trợ và tái cơ cấu chuỗi cung ứng

11/10/2016 07:33

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Theo nhiều chuyên gia, để tái cơ cấu chuỗi cung ứng và tăng giá trị gia tăng cho xuất khẩu Việt Nam, cần phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ sống động giúp giảm chi phí và thời gian mua vật tư tại chỗ, tăng độ tin cậy giao hàng và đáp ứng linh hoạt hơn nhu cầu của khách hàng.

(Vietnam Logistics Review) Theo nhiều chuyên gia, để tái cơ cấu chuỗi cung ứng và tăng giá trị gia tăng cho xuất khẩu Việt Nam, cần phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ sống động giúp giảm chi phí và thời gian mua vật tư tại chỗ, tăng độ tin cậy giao hàng và đáp ứng linh hoạt hơn nhu cầu của khách hàng.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Hiện tại ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam còn yếu, nhỏ lẻ, đang trong giai đoạn phát triển. Các DN nhà nước chiếm phần lớn khu vực này nhưng thiếu gắn kết với khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân. Đến nay, DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2015 và đưa ra các chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho những DN sản xuất sản phẩm CNHT, trong đó ưu tiên phát triển 6 sản phẩm của ngành (dệt may; da giày; điện tử; sản xuất lắp ráp ôtô; cơ khí chế tạo; sản phẩm CNHT cho công nghệ cao).

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp của một quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngành CNHT phát triển. CNHT quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh. Mặc dù phát triển CNHT mang lại lợi ích, nhưng cần có một chiến lược từ trung đến dài hạn dựa vào thực trạng chuỗi cung ứng hiện có. Các chuyên gia của WB cho biết, nếu tăng tỉ lệ nội địa hóa và giảm tỷ trọng nguyên vật liệu dùng trong chế biến xuất khẩu sẽ giảm được chênh lệch trong cán cân thương mại.

Hạn chế chuỗi cung ứng xuất khẩu Việt Nam

Các chuyên gia trong ngành nhận định rằng: hiện nay yếu kém trong chuỗi cung ứng hàng công nghiệp chế biến và sản phẩm nông nghiệp đã cản trở Việt Nam giảm chi phí xuất khẩu.

Chuỗi cung ứng hàng công nghiệp chế biến đang đối mặt với những hạn chế:

1. Phụ thuộc vào cấu trúc chuỗi cung ứng mà theo đó chỉ tạo được rất ít giá trị gia tăng;

2. Phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian chờ và mức độ phản ứng linh hoạt với thay đổi trên thị trường thế giới;

3. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu còn yếu;

4. Phụ thuộc vào trung gian trong cả hai khâu tìm nguồn cung và nhận biết tín hiệu thị trường; các khu chế xuất tập trung gần các thành phố lớn có mật độ dân số cao và khó mở rộng, khó tiếp cận lao động trong khi muốn di chuyển đến địa điểm mới lại đòi hỏi phải có đất và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của công nghiệp nhẹ, kết nối với cảng biển và nguồn lao động có tay nghề cao và thiếu vốn lưu động.

Là một quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu nông sản, chuỗi cung ứng nông sản lại có nhiều hạn chế: xuất khẩu gạo chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng giữa Chính phủ với Chính phủ dẫn đến sản xuất gạo chất lượng thấp và không đa dạng; các biện pháp canh tác lạc hậu, biến động giá theo mùa, quy định không hiệu quả về điều kiện y tế và vệ sinh trong vận chuyển sản phẩm,…

Tác động của CNHT lên chuỗi cung ứng

Các chuyên gia chia chuỗi cung cứng thành 2 loại hàng xuất chính là hàng nông sản và hàng công nghiệp chế biến.

Các công ty sản xuất công nghệ thấp trong các ngành may mặc và giày dép có thể có một trong 2 loại hình sau: công ty sản xuất thiết bị gốc, công ty sản xuất thiết kế gốc và công ty sản xuất có thương hiệu gốc. Tuy nhiên công ty sản xuất thiết bị gốc có thể là nhà máy cung cấp hàng cho chủ hàng nước ngoài, và có thể tham gia vào sản xuất đơn thuần gồm sản xuất và mua sắm, hoặc sản xuất, mau sắm và tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Các chuỗi cung ứng được xác định bởi trình tự các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng dịch chuyển lên xuống trong chuỗi sản xuất. Giá trị gia tăng được tạo ra dưới hình thức nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng và dưới dạng tái cấu trúc chuỗi cung ứng để nắm thêm các hoạt động đầu vào và đầu cuối của chuỗi.

Ở Việt Nam, hầu hết các công ty trong ngành công nghiệp may mặc chỉ tham gia vào gia công sản xuất, với 60% trong số này là những nhà máy cung cấp hàng gia công cho chủ hàng nước ngoài. Số còn lại là các nhà sản xuất theo hợp đồng có tham gia mua nguyên vật liệu và một số lượng nhỏ hơn tham gia vào sản xuất, mua nguyên vật liệu, và tìm nguồn cung ứng. Chỉ có 2% là DN trong ngành là công ty sản xuất thiết kế gốc. Nên cần phải tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp may để nâng cao giá trị gia tăng.

Đối với ngành công nghiệp da giày, cũng như ngành may, nhà máy cung cấp hàng gia công cho chủ hàng nước ngoài chiếm 45% tổng số các nhà máy, trong khi đó nhà sản xuất thiết bị gốc địa phương chiếm 40%, phần còn lại là nhà sản xuất thiết kế gốc và nhà sản xuất thương hiệu gốc. Các sản phẩm may mặc thì khoảng 60% nguyên liệu thô được nhập khẩu, chủ yếu là từ các nước châu Á. Giá trị gia tăng được tạo ra bằng cách tăng tỉ trọng giày dép có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, việc tăng sản xuất nguyên liệu thô trong nước và giảm thời gian giao hàng đối với cả đầu vào và đầu ra sẽ cho phép ngành công nghiệp này tạo thêm giá trị gia tăng từ các chuỗi cung ứng.

Đối với ngành công nghiệp điện tử bị chi phối bởi công ty nước ngoài, nhất là các nhà sản xuất. Ban đầu các công ty xuyên quốc gia nhập khẩu hầu hết các linh kiện cần thiết cho sản xuất, sau đó đã chuyển dần sang sử dụng nguồn các yếu tố đầu vào tại địa phương để đơn giản hóa hoạt động logistics đầu vào. Các thiết bị điện phục vụ phát điện do các công ty trong và ngoài nước sản xuất. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển so với những nước khác trong khu vực như Malaysia; Thái Lan và Philippines,… Kinh nghiệm chỉ ra của các quốc gia này cho thấy, tìm nguồn cung cấp địa phương không chỉ là cơ hội tạo ra giá trị gia tăng mà còn để tiếp thu các công nghệ cần thiết trong sản xuất linh kiện. Làm việc với các công ty xuyên quốc gia sẽ khuyến khích quan hệ đối tác phát triển với triển vọng tiếp tục chuyển giao công nghệ. Khi các công ty này hập thụ được công nghệ, họ sẽ dịch chuyển lên phần trên trong chuỗi giá trị, tạo cơ hội cho các công ty nước khác.

Một ngành CNHT và gia công phát triển mạnh mẽ sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài từ các công ty quốc tế và tăng cường hiệu quả học hỏi. Để hấp thu công nghệ thành công, thách thức chính là cần có đủ nguồn nhân lực, và cả về số lượng, chất lượng. Làm gia tăng chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư FDI và chuyển giao công nghệ, và có những hoạt động khăng khít trong chuỗi cung ứng toàn cầu.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ và tái cơ cấu chuỗi cung ứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO