Vận tải đường bộ tắc nghẽn – thiệt hại lớn
Năng lực vận tải đường bộ không đáp ứng được nhu cầu đã gây tình trạng tắc nghẽn tại các thành phố lớn trên thế giới và gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và thời gian cho người dân, doanh nghiệp. Theo urbantransportnews. com tại Ấn Độ, bốn thành phố lớn được ước tính sẽ mất 22 tỷ USD hàng năm do tắc nghẽn giao thông. Tại Cairo, nơi giao thông tồi tệ đến mức gây ra thiệt hại 8 tỷ USD cho GDP của Ai Cập mỗi năm.
Nghiên cứu của INRIX (nhà cung cấp dữ liệu hàng đầu thế giới về các giải pháp giao thông của Mỹ) khi khảo sát 56 quốc gia tình trạng tắc nghẽn đã tăng lên 75% (2018) so với 2017. INRIX xếp Boston, Washington D.C. và Chicago là ba thành phố tồi tệ nhất của Hoa Kỳ vì tắc nghẽn. Ùn tắc giao thông gây thiệt hại 87 tỷ USD trong năm 2018 tại Mỹ, tương đương 1.348 USD cho mỗi tài xế.
Tại Đông Nam Á, tình trạng kẹt xe cũng khá nghiêm trọng. Trong đó, tại Việt Nam, chi phí tắc nghẽn giao thông hàng năm của Thủ đô Hà Nội lên tới 1,2 tỷ đồng vào năm 2019, nghĩa là thành phố này mất đi 1 triệu giờ làm việc (theo Viện Chính sách Giao thông và Phát triển Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải).
Đối với người tham gia giao thông, tắc nghẽn chỉ là trở ngại của phương tiện trên đường cao tốc hoặc đường đô thị do quá tải giao thông. Nhưng đối với logistics, tắc nghẽn liên quan đến tốc độ dòng chảy, công suất, khối lượng, tốc độ và độ trễ. Tắc nghẽn giao thông có ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, tăng thêm chi phí vốn, chi phí lưu kho vì năng suất của hoạt động kho giảm, khối lượng công việc không được sắp xếp hợp lý, khiến khách hàng không hài lòng. Từ đó, làm giảm cơ hội kiếm được quy mô thị trường lớn hơn, ảnh hưởng đến kết nối đa phương của vận tải hàng hóa, làm chậm hoạt động kinh doanh.
Vận tải đường sắt giải quyết thách thức logistics?
Ông Wang Hao, Phó Giám đốc của Bộ phận vận chuyển khối container Trung Quốc - châu Âu thuộc Tập đoàn Vận tải đa phương thức quốc tế Đường sắt Trung Quốc (CRIMT) cho biết: “Đường sắt chỉ bằng 1/3 vận tải hàng không và bằng 1/4 thời gian giao hàng so với các tuyến đường biển giữa Trung Quốc và châu Âu. Đối với các thành phố nội địa, đường sắt có thể là lựa chọn khả thi duy nhất”.
Hơn nữa, ông Wang Hao còn cho biết, chúng ta có thể giám sát chính xác hơn quá trình xử lý và tình trạng của phương tiện khi vận chuyển bằng đường sắt. Chính phủ Trung Quốc đang ngày càng tập trung để nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt bằng cách tăng khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng tàu hỏa lên 30%.
Ngày nay, vận tải hàng hóa đường sắt được coi là một trong những giải pháp vận chuyển an toàn nhất. Đối với xu hướng logistics xanh, vận tải hàng hóa đường sắt vẫn là một lựa chọn vận chuyển tuyệt vời so với cả vận tải hàng không và sự kết hợp giữa đường biển và đường hàng không. Lợi thế môi trường chính của vận tải hàng hóa đường sắt là giảm khí thải. Khi so sánh lượng khí thải CO2 của các phương thức vận tải khác nhau, rõ ràng vận tải hàng hóa đường sắt là vượt trội. Điều này giải thích tại sao vận tải đường sắt lại được quan tâm hàng đầu trong các phương thức vận tải hàng hóa tại các nước phát triển.
Đặc biệt, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cũng nhanh chóng và đáng tin cậy với thời gian ngắn. So với vận tải đường biển, vận tải đường sắt là phương thức vận chuyển nhanh và có độ tin cậy cao với thời gian thực hiện ngắn hơn. Vận tải hàng hóa đường sắt cũng là một phương thức vận chuyển rất đúng giờ. Không giống như vận tải đường bộ và vận tải đường biển bị tắc nghẽn và điều kiện thời tiết xấu, có rất ít điều có thể cản trở đường đi của đường sắt, làm giảm nguy cơ chậm trễ đột ngột.
Vận tải đường sắt Việt Nam đang tụt hậu?
Nghiên cứu của statista.com, Union Pacific là một trong những công ty đường sắt hàng đầu trên thế giới, với giá trị thị trường ước tính là 125,6 tỷ USD tính đến tháng 6/2019. Hệ thống đường sắt Union Pacific là hệ thống lớn thứ 2 ở Hoa Kỳ sau BNSF và là một trong những công ty vận tải lớn nhất thế giới.
Công ty đường sắt BNSF sở hữu gần 400 tuyến đường sắt khác nhau được sáp nhập hoặc được mua lại trong suốt 160 năm qua. Các nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu dựa vào đường sắt và BNSF là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Hiệp hội Đường sắt Hoa Kỳ (AAR), đường sắt đã chi hơn 660 tỷ USD cho các mạng lưới thuộc sở hữu tư nhân của họ từ 1980 - 2017. Các dự án của Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, tính theo trọng tải, sẽ tăng 88% vào năm 2035.
Inland Rail là dự án cơ sở hạ tầng đường sắt vận chuyển hàng hóa lớn nhất ở Úc được khởi công cuối năm 2018 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025.
Ở nhiều nước Đông Nam Á, đường sắt chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giai đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng. Ở Malaysia, đường sắt chỉ mang khoảng 5% tổng trọng tải hàng hóa, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (2017). Tuy nhiên, ở Việt Nam, vận tải đường sắt đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các loại hình vận tải khác. Theo Tổng Công ty Vận tải đường sắt Việt Nam, năm 2018, thị phần đường sắt cả hàng hóa và hành khách chỉ còn dưới 2%.
Trong khi vận tải hàng hóa đường sắt đang là xu hướng và sự quan tâm trong giải quyết thách thức của ngành logistics, thì vận tải hàng hoá đường sắt tại Việt Nam đang đứng lại phía sau...